Bệnh có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, lây qua đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp. Trẻ em dưới 15 tuổi là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
Để chủ động ngăn chặn, phòng tránh lây lan và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm và giảm nguy cơ tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Cần Thơ khuyến cáo người dân tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh viêm não vi rút và viêm não Nhật Bản tại cộng đồng như sau:
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy;
- Khi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc;
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
- Thực hiện tốt việc cách ly cũng như hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
- Thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
- Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi;
- Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;
- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ đề nghị người dân thường xuyên cập nhật thông tin về phòng, chống dịch bệnh tại cổng thông tin: https://cdccantho.vn và tài liệu Website Cục Y tế Dự phòng https://vncdc.gov.vn. Website Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương http://www.nihe.org.vn.. Website Bệnh viện Nhi Trung ương https://benhviennhitrunguong.gov.vn. Website Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ Trung ương http://t5g.org.vn