Tập huấn phòng chống COVID-19 và HIV/AIDS

Thứ tư - 14/06/2023 02:15
Từ ngày 12-13/6/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC Cần Thơ) với sự hỗ trợ của Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tổ chức lớp tập huấn phòng, chống COVID-19 và HIV/AIDS cho các cán bộ chuyên trách phòng chống HIV/AIDS, tư vấn xét nghiệm, điều trị Methadone, điều trị ARV... của bệnh viện tuyến thành phố và 9 quận/huyện.
Ông Dáp Thanh Giang, Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS, CDC Cần Thơ phát biểu tại lớp tập huấn.
Ông Dáp Thanh Giang, Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS, CDC Cần Thơ phát biểu tại lớp tập huấn.
Tại lớp tập huấn, các đại biểu được cập nhật kiến thức về dịch tễ học bệnh do vi rút Corona 2019 (COVID-19) và các biện pháp phòng, chống; hướng dẫn khử khuẩn môi trường và phòng hộ cá nhân; phòng lây nhiễm COVID-19 trong bệnh viện; Y đức, Y nghiệp: nhận thức và thử thách; tổng quan các vấn đề hậu COVID-19; hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng; một số cập nhật về vắc xin phòng COVID-19; kỳ thị và phân biệt đối xử trong phòng ngừa và kiểm soát HIV đáp ứng dịch COVID-19 trong tình hình mới; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) - Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP) đáp ứng dịch COVID-19 trong tình hình mới; Xét nghiệm Khẳng định HIV - Quy trình lấy mẫu, xét nghiệm và trả kết quả trong tình hình đáp ứng dịch COVID-19 trong tình hình mới; những điểm mới trong Thông tư 04/2023/TT-BYT...
TAP HUAN COVID VA HIV 0002
Ông Lê Phúc Hiển, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm – Kiểm dịch Y tế quốc tế, CDC Cần Thơ trình bày tại lớp tập huấn.

Theo ông Dáp Thanh Giang, Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS, CDC Cần Thơ: Không có bằng chứng lâm sàng cho thấy người có HIV có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn người âm tính với HIV. Tuy nhiên, những người có bệnh HIV nặng, những người có số lượng tế bào CD4 thấp và tải lượng vi rút HIV cao và những người không điều trị ARV thì có nguy cơ bị biến chứng nặng khi nhiễm COVID-19. Dữ liệu toàn cầu do WHO tổng hợp từ gần 350.000 bệnh nhân ở 38 quốc gia cho thấy rằng người nhiễm HIV có nguy cơ cao dẫn đến bệnh COVID-19 nặng gây tử vong cao hơn 38% so với những người không bị nhiễm HIV.
TAP HUAN COVID VA HIV 0003
Các đại biểu dự tập huấn.
 
Xét nghiệm sớm HIV để bảo vệ chính mình và người thân
Hiện nay, để phát hiện chính xác một người có bị nhiễm HIV hay không, cách duy nhất đó là tiến hành xét nghiệm tại những cơ sở y tế. Nếu nghi ngờ mình nhiễm bệnh, thực hiện xét nghiệm HIV là điều nên làm vì biết được tình trạng HIV là một bước quan trọng để người nhiễm được điều trị thuốc ARV sớm sẽ sống lâu hơn, khỏe hơn, tiết kiệm chi phí điều trị, biết cách dự phòng không để lây truyền cho người khác… nên rất cần thiết xét nghiệm HIV sớm để bảo vệ chính mình và người thân.
Thời kỳ ủ bệnh HIV thường kéo dài nhiều năm, người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh bình thường nên gần như nhìn bề ngoài không thể biết được một người có bị nhiễm HIV hay không. Do đó, không thể khẳng định người bệnh nhiễm HIV nếu không làm xét nghiệm.Việc xét nghiệm HIV sớm giải tỏa được những băn khoăn, lo lắng, đồng thời giúp họ biết cách dự phòng lây nhiễm. Đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV được quản lý, chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, góp phần giảm thiểu tình trạng lây nhiễm HIV trong gia đình.
Những người có nguy cơ cao cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV và tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV. Xét nghiệm HIV sớm có ý nghĩa rất quan trọng, để sớm biết tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời được tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, điều trị ARV, góp phần làm tốt việc dự phòng lây nhiễm HIV cho người thân trong gia đình và cộng đồng.
 

Nguồn tin: Thiên Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay15,278
  • Tháng hiện tại49,808
  • Tổng lượt truy cập23,306,143
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây