CDC Cần Thơ tập huấn tuyên truyền, giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng

Thứ năm - 06/07/2023 02:03
Sáng 5/7/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ tập huấn tuyên truyền, giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng (TCM) cho cán bộ, nhân viên Trung tâm Y tế, trạm y tế và hiệu trưởng, cán bộ y tế trường học, giáo viên ở trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn quận Cái Răng.
Bác sĩ Lê Phúc Hiển, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ trình bày tại lớp tập huấn.
Bác sĩ Lê Phúc Hiển, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ trình bày tại lớp tập huấn.
Tại lớp tập huấn, giảng viên đến từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ thông tin về tình hình bệnh tay chân miệng; cách phòng, chống bệnh; hướng dẫn giám sát phòng, chống bệnh; công tác phối hợp giữa trung tâm y tế, trạm y tế và các trường mầm non, mẫu giáo trong công tác phòng, chống bệnh.
Theo bác sĩ Lê Phúc Hiển, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ, biểu hiện của bệnh TCM đó là có các bóng nước ở những vị trí đặc thù như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, miệng... Các triệu chứng khác kèm theo: sốt nhẹ, nôn, tiêu chảy, biếng ăn... Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
TAP HUAN TCM 0002
Các đại biểu dự tập huấn.
Bác sĩ Lê Phúc Hiển cũng cho biết, ngoài vi rút EV71 và chủng vi rút Coxsackie A16 còn có hơn 10 chủng vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột (còn gọi là Enterovirus) có thể gây bệnh TCM cho trẻ. Đây chính là lý do trẻ có thể bị mắc bệnh TCM nhiều lần. Khi trẻ bị nhiễm bệnh TCM do một chủng vi rút nào đó, trẻ chỉ có kháng thể chống lại loại vi rút mà trẻ vừa bị nhiễm. Hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng vi rút gây bệnh TCM ở trẻ.
Bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động; Vệ sinh răng miệng và thân thể; Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng; Tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả; Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau nước ấm, hoặc Paracetamol. Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao liên tục; nôn ói nhiều lần; giật mình, chới với hoặc hốt hoảng; lừ đừ, ngủ gà; đi đứng loạng choạng, yếu chân hoặc tay thì cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
Để chủ động phòng bệnh trong trường học cần thực hiện: thông thoáng không khí trong phòng, tuyên truyền cho phụ huynh phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh; thực hiện 3 sạch “ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch”... Đồng thời, tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh TCM, đó là: Rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt của trẻ bệnh; Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà; Lau sàn nhà bằng dung dịch Cloramin B 2-5%; Cách ly trẻ bệnh tại nhà, ít nhất là 1 tuần.
Trong hai ngày 6 và 7/7/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ sẽ tập huấn cho các quận, huyện còn lại.

Nguồn tin: Tin, ảnh: Thiên Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay11,037
  • Tháng hiện tại283,209
  • Tổng lượt truy cập23,059,936
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây