Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh dại

Thứ sáu - 25/04/2025 02:42
Vắc xin phòng bệnh dại
Vắc xin phòng bệnh dại

1. Vắc xin Abhayrab là gì?

Vắc xin Abhayrab có tác dụng tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi bị dại cắn.

2. Đối tượng tiêm phòng vắc xin dại

Vắc xin Abhayrab phòng bệnh dại được chỉ định tiêm cho trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi nhằm tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại để dự phòng hay điều trị sau khi phơi nhiễm.

Bảng 1. Hướng dẫn điều trị sau khi phơi nhiễm
(Khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO)
Phân loại Loại tiếp xúc với con vật nghi ngờ bị dại hoặc đã xác định là bị bệnh dại Điều trị nên áp dụng
I Tiếp xúc hoặc cho súc vật ăn. Súc vật liếm trên da lành Không điều trị nếu có bệnh sử đáng tin cậy
II Gặm vùng da trần, bị xước nhẹ hoặc xước không bị chảy máu, liếm trên vùng da bị trầy xước Tiêm vắc xin ngay lập tức. Ngưng điều trị nếu súc vật vẫn khỏe mạnh trong thời gian 10 ngày hoặc bị giết và có âm tính với virus dại khi xét nghiệm bằng phương pháp thích hợp
III Một hoặc nhiều vết cắn qua da hoặc vết xước bị nhiễm nước dãi (liếm) Sử dụng globulins miễn dịch và tiêm vắc xin ngay lập tức. Ngưng điều trị như súc vật vẫn khỏe mạnh khi được quan sát trong 10 ngày hoặc nếu súc vật bị giết và âm tính với virus dại khi xét nghiệm bằng kỹ thuật thích hợp

 

3. Vắc xin dại Abhayrab (Ấn Độ)

Vắc xin Abhayrab là vắc xin dại tế bào vero tinh chế. Vắc xin đông khô liều miễn dịch đơn có chứa hoạt tính bảo vệ tương đương hoặc lớn hơn 2.5 đơn vị quốc tế (UI) ngay cả khi để ở 37oC trong 4 tuần.

4. Thành phần

Vắc xin dại chủng L.Pasteur 2061/VERO) được nhân giống trên tế bào Vero, được bất hoạt bằng beta propiolactone.

       Thiomersal 0.01% có vai trò là chất bảo quản.

        Maltose ..................................    vừa đủ cho mỗi liều miễn dịch

        Human Serum Albumin .........    vừa đủ cho mỗi liều miễn dịch

Kháng sinh Neomycin, Kanamycin và Polymicin B sulfate được sử dụng trong quá trình nuôi cấy virus được loại ra tối đa trong quá trình tihn chế và không có mặt trong vắc xin thành phẩm.

Thành phần trong ống dung môi hoàn nguyên:

Natri cloride.............    0.9%  (w/v)

       Nước pha tiêm .......     vừa đủ 0.5 ml

5. Liều dùng

          Một liều tiêm bắp (IM) là 0.5 ml vắc xin đã hoàn nguyên.
          Một liều tiê mtrong da (ID) là 0.1 ml vắc xin đã hoàn nguyên, nghĩa là bằng 1/5 liều tiêm bắp.
          Phác đồ tiêm vắc xin nên được áp dụng theo tình huống tiêm vắc xin và tình trạng miễn dịch đối với bệnh dại của người tiêm.
          a/ Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:
          - Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào ngày 0, ngày 7 và ngày 28.
          - Tiêm nhắc: 1 năm sau.
          - Các mũi tiêm nhắc: cách 5 năm.
          - Lịch tiêm vào ngày 28 có thể tiêm vào ngày 21.
          b/ Tiêm vắc xin “điều trị” (dự phòng bệnh dại sau khi xác định hay theo dõi phơi nhiễm):
          + Điều trị sơ cấp cứu:
          Việc điều trị vết thương rất quan trọng và phải được thực hiện ngay sau khi bị cắn. Đầu tiên, phải rửa vết thương với thật nhiều nước và xà phòng hay thuốc làm sạch vết thương, sau đó bôi cồn 70o, cồn iod hay dung dịch dẫn xuất amonium bậc 4 tỷ lệ 0.1/100 (chú ý là phải rửa sạch xà phòng ở vết thương vì 2 chất này trung hòa lẫn nhau).
          Vắc xin điều trị phải được thực hiện dưỡi sự giám sát y khoa và chỉ tiêm tại Tung tâm điều trị bệnh dại.
+ Phác đồ tiêm bắp:
Tiêm vắc xin ở người chưa tiêm dự phòng Tiêm vắc xin ở người đã tiêm dự phòng
- Người lớn và trẻ em dùng cùng 1 liều: tiêm 5 mũi, mỗi mũi tiêm 0.5 ml, vào ngày 0, 3, 7, 14, 28 và ngày 90 (tùy chọn).
- Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, phải tiêm Immunoglobulin dại kết hợp với vắc xin. Tạo miễn dịch thụ động bổ sung vào ngày thứ 0.
- Tiêm vắc xin và Immunoglobulin kháng dại bằng 2 bơm tiêm riêng biệt và tiêm ở các vị trí khác nhau.
- Trong vùng có dịch bệnh ở súc vật, độ nặng của một vài trường hợp phơi nhiễm tùy thuộc vào độ nặng của vết thương và/hoặc vị trí vết thương (gần hệ thần kinh trung ương), đến khám trễ hay tình trạng suy giảm miễn dịch của cá nhân mà có thể thay đổi, tùy trường hợp, tiêm 2 mũi vào ngày 0.
- Tiêm vắc xin trong vòng 5 năm trở lại đây (vắc xin dại loại nuôi cấy tế bào): 2 mũi tiêm vào ngày 0 và ngày 3.
- Tiêm vắc xin đã hơn 5 năm hay tiêm không đầy đủ, bệnh nhân được xem như trường hợp không chắc chắn có chủng ngừa.

+ Phác đồ tiêm trong da:
Đối với tiêm ngừa sau phơi nhiễm, WHO công nhận hiệu lực của việc tiêm vắc xin dại bằng đường tiêm trong da (ID). Nếu Abhayrab được tiêm trong da, các hướng dẫn và thận trọng sau cần được tôn trọng triệt để.
Một liều tiêm trong da là 0.1 ml vắc xin hoàn nguyên, nghĩa là bằng 1/5 liều tiêm bắp.
Tiêm vắc xin ở người chưa tiêm dự phòng Tiêm vắc xin ở người đã tiêm dự phòng
Phác đồ “2-2-2-0-2” được khuyên dùng: hai mũi tiêm trong da, mỗi mũi 0.1 ml tại 2 vị trí khác nhau vào ngày 0, 3, 7 và ngày 28. Tiêm nhắc khẩn cấp 0.1 ml vào ngày 0 và 3.
 

6. Cách dùng

Hoàn nguyên vắc xin đông khô cùng với dung dịch pha loãng kèm theo. Tiêm bắp vắc xin hoàn nguyên (toàn bộ vắc xin chứa trong lọ) vào vùng cơ delta. Vắc xin hoàn nguyên phải được sử dụng ngay và không giữ lại để sử dụng.

Đường tiêm:

+ Tiêm bắp (IM): người lớn tiêm ở vùng cơ delta cánh tay, trẻ em tiêm ở mặt trước bên đùi, không tiêm vào vùng mông.

+ Trong một số trường hợp có thể áp dụng tiêm trong da (ID), tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay

7. Chống chỉ định
Không tiêm bắp ở người có rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu.
+ Trường hợp trước phơi nhiễm:
- Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnh mạn tính.
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
+ Trường hợp sau phơi nhiễm:
Không có chống chỉ định nào trong trường hợp điều trị sau phơi nhiễm.

8. Tương tác

Không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.
9. Tác dụng phụ
             Các tác dụng phụ nhẹ tại chỗ tiêm và toàn thân như: đau tại chỗ tiêm, ngứa, sốt, chóng mặt đau đầu,....nói chung ít gặp. Hiếm hơn nữa là các phản ứng sốc phản vệ, nổi mề đay.
10. Thận trọng
Không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.
Trong trường hợp vết cắn rất nặng và tại vị trí vết thương, gần đầu, nên thấm tại chỗ vết thương bằng globulin miễn dịch kháng virus dại.
Trì hoãn việc bắt đầu điều trị sau phơi nhiễm, điều trị không triệt để hay không thường xuyên có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.
Phụ nữ có thai: chỉ dùng trên PNCT khi rõ ràng cần thiết.
11.Bảo quản
Ở nhiệt độ từ 2-8oC.
Khoa Dược – Vật tư Y tế, CDC Cần Thơ

Nguồn Tài liệu tham khảo:

     1. Tờ hướng dẫn sử dụng của Abhayrab.
         2. Website Cục Y tế dự phòng
         3. Website Viện Vệ sinh dịch t Trung ương

Nguồn tin: Khoa Dược - CDC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Hôm nay10,886
  • Tháng hiện tại429,820
  • Tổng lượt truy cập25,519,151
cdc tết nguyên đáng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây