Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết vì sức khỏe cộng đồng

Thứ hai - 28/04/2025 02:57
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, chủ yếu lây qua muỗi cái Aedes, đặc biệt là muỗi Aedes aegypti
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, chủ yếu lây qua muỗi cái Aedes, đặc biệt là muỗi Aedes aegypti
Hiện nay sắp vào mùa mưa, thời điểm thuận lợi cho muỗi sinh sôi và phát triển, đặc biệt là muỗi vằn, tác nhân chính truyền bệnh sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
* Nguyên nhân và cách lây truyền
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, chủ yếu lây qua muỗi cái Aedes, đặc biệt là muỗi Aedes aegypti. Khi muỗi đốt người bị nhiễm virus, nó sẽ mang virus Dengue và truyền sang người khỏe mạnh khi đốt tiếp. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bao gồm môi trường ẩm ướt, nơi muỗi sinh sôi, và sự thiếu hụt biện pháp phòng ngừa như sử dụng màn hoặc thuốc chống muỗi.
* Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Sốt cao đột ngột: Thường kéo dài từ 2-7 ngày, có thể đạt tới 40°C.
Đau cơ, đau khớp và mệt mỏi: Cảm giác đau nhức toàn thân, mệt mỏi và không thể làm việc bình thường.
Đau đầu và đau hốc mắt: Cảm giác đau nhức sâu trong hốc mắt, gây khó chịu.
Phát ban đỏ: Ban đỏ thường xuất hiện sau khi sốt giảm, đặc biệt là ở người lớn có hệ miễn dịch yếu.
Xuất huyết dưới da: Đặc biệt xuất hiện các vết bầm tím, chảy máu cam, chảy máu nướu hoặc xuất huyết nội tạng.
* Biến chứng nghiêm trọng
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sốt xuất huyết có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như:
Sốc sốt xuất huyết: Là tình trạng suy giảm thể tích máu, huyết áp thấp, đe dọa tính mạng.
Xuất huyết nội tạng: Gây xuất huyết mạnh trong các cơ quan như gan, thận, có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Suy gan và suy thận cấp: Các cơ quan này có thể bị tổn thương nghiêm trọng khi nhiễm virus Dengue.
Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân hãy thực hiện các biện pháp sau:
  1. Diệt lăng quăng (bọ gậy), diệt muỗi:
    • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.
    • Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để ăn lăng quăng.
    • Thường xuyên thay nước bình hoa, súc rửa vật dụng chứa nước.
    • Loại bỏ các vật dụng có thể chứa nước như chai lọ, lon, lốp xe cũ…
  2. Phòng chống muỗi đốt:
    • Ngủ màn kể cả ban ngày.
    • Mặc quần áo dài tay.
    • Dùng kem xua muỗi, vợt muỗi, nhang muỗi.
  3. Khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ, nổi ban, chảy máu cam...
Không tự ý điều trị tại nhà.
Cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết.
Lưu ý: Không để muỗi có cơ hội sinh sôi trong chính ngôi nhà của bạn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh!
Vì sức khỏe của bạn và cộng đồng, hãy chung tay phòng chống sốt xuất huyết ngay từ hôm nay!

Nguồn tin: KHOA PC.BTN-KDYTQT, CDC Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay8,898
  • Tháng hiện tại477,104
  • Tổng lượt truy cập25,566,435
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây