Những điều cần biết về bệnh than

Thứ hai - 18/03/2024 20:31
Những điều cần biết về bệnh than
         Bệnh than trên người hay bệnh nhiệt thán trên động vật là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền từ động vật sang người qua vết thương hoặc qua đường tiêu hóa do ăn thức ăn chưa được nấu chín như tiết canh, nạp…do trực khuẩn than Bacillus anthrasis. Bệnh thường xuất hiện ở động vật ăn cỏ và lây truyền sang người có thể thành dịch với tỷ lệ tử vong cao.
          Nguồn lây bệnh chủ yếu từ trâu, bò, ngựa bị mắc bệnh rồi lây sang người qua việc giết mổ và ăn thịt gia súc bị mắc bệnh hoặc vi khuẩn than từ động vật mắc bệnh gây ô nhiễm đất, nước từ đó lây sang người tiếp xúc.
Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào từng thể bệnh lâm sàng, có thể từ vài giờ đến 43 ngày (thể phổi), đa số các trường hợp xuất hiện triệu chứng trong vòng 48 giờ sau khi phơi nhiễm. Thời gian ủ bệnh trung bình là 30 ngày.
Một trường hợp bệnh nghi ngờ mắc bệnh than khi có phơi nhiễm với động vật, sản phẩm của động vật nghi ngờ mắc bệnh hoặc ổ dịch cũ và khởi phát bệnh cấp tính với ít nhất một trong các biểu hiện sau:
- Thể da: lúc đầu ngứa, sau đó nổi mụn nước, tạo vết loét màu đen thường không đau, hay gặp ở cánh tay, bàn tay, xung quanh miệng và đầu gối.
- Thể phổi: triệu chứng tương tự như viêm đường hô hấp thông thường nhưng tiến triển nhanh gây ra khó thở nặng và sốc.
- Thể ruột hiếm gặp: đau bụng dữ dội kèm theo sốt, nhiễm khuẩn huyết.
- Thể màng não hiếm gặp: khởi phát cấp tính sốt cao có thể kèm co giật, mất ý thức, các dấu hiệu và triệu chứng viêm màng não.
Mọi người đều có thể mắc bệnh than; những người thường xuyên tiếp xúc với động vật ăn cỏ hay các sản phẩm làm từ các động vật này có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Để chủ động phòng chống bệnh than người dân cần thực hiện tốt các bệnh pháp sau:
1. Không giết mổ, không ăn, không sử dụng, không buôn bán, vận chuyển sản phẩm từ gia súc mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
2. Khi gia đình hoặc hàng xóm hoặc phát hiện người buôn bán động vật mắc bệnh chết cần báo ngay cho chính quyền địa phương, nhân viên thú y, nhân viên y tế.
3. Sử dụng bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, tạp dề, ủng cao su khi tham gia các hoạt động chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc, gia cầm, lao động nông nghiệp ở vùng có nguy cơ bệnh than. Phải rửa tay, chân sạch bằng xà phòng hoặc ngâm tay, chân vào dung dịch khử trùng chứa Clo với nồng độ 0,5% Clo hoạt tính trong 1 phút rồi rửa kỹ lại bằng nước sạch.
4. Khai báo kịp thời cho nhân viên y tế khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh Than.
5. Không sử dụng nước vôi hay vôi bột để xử lý trong ổ dịch than vì vôi bột làm tăng khả năng tồn tại của nha bào than trong môi trường.
          Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng hãy chung tay đẩy lùi bệnh Than.
                                                                       
 

Nguồn tin: KHOA PCBTN-KDYTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập61
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm54
  • Hôm nay11,828
  • Tháng hiện tại46,096
  • Tổng lượt truy cập23,302,431
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây