CDC Cần Thơ tập huấn trực tuyến tăng cường công tác giám sát và phòng, chống bệnh sởi

Thứ sáu - 14/06/2024 07:00
Chiều 13/6/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC Cần Thơ) tổ chức tập huấn trực tuyến tăng cường công tác giám sát và phòng, chống bệnh sởi cho các cán bộ trung tâm y tế, các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Ông Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc CDC Cần Thơ phát biểu tại tập huấn trực tuyến tăng cường công tác giám sát và phòng, chống bệnh sởi
Ông Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc CDC Cần Thơ phát biểu tại tập huấn trực tuyến tăng cường công tác giám sát và phòng, chống bệnh sởi
Nội dung tập huấn về tình hình bệnh Sởi, các biện pháp phòng chống; hướng dẫn giám sát, điều tra dịch tễ các trường hợp mắc, phân tích và báo cáo theo phân cấp quy định; giới thiệu công cụ Đánh giá nguy cơ bệnh sởi; tăng cường công tác giám sát, gửi mẫu xét nghiệm các trường hợp sốt phát ban nghi Sởi/Rubella.
Theo báo cáo, tại Việt Nam, từ năm 2011 - 2023, có 2 vụ dịch sởi toàn quốc, là năm 2014 và 2019. Năm 2023, cả nước ghi nhận 41 ca mắc bệnh sởi, miền Bắc là 34 ca, miền Nam là 4 ca, miền Trung là 3 ca. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sởi là hiện hữu, do bệnh sởi tăng nhiều ở các khu vực lân cận, giao lưu đi lại của người dân làm cho tỷ lệ lây lan bệnh rất cao; miễn dịch cộng đồng chưa đạt mức khuyến cáo; hệ thống giám sát nghi sởi-Rubella còn hạn chế.
TAP HUAN PC SOI 0002
Các đại biểu dự tập huấn trực tuyến tăng cường công tác giám sát và phòng, chống bệnh sởi tại điểm cầu CDC Cần Thơ.

Để phòng chống bệnh sởi, các cơ sở y tế cần phát hiện sớm, báo cáo ca nghi sởi lên phần mềm Thông tư 54 trong vòng 24 giờ; Củng cố quy trình giám sát phát hiện, lấy mẫu xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh; Thành lập đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động giám sát và phòng chống sởi- Rubella; Triển khai các biện pháp truyền thông về bệnh sởi- Rubella tại các khu dân cư, trường học; Đánh giá nguy cơ và lập danh sách vùng nguy cơ đối với bệnh sởi- Rubella; Rà soát đối tượng chưa tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi và thực hiện tiêm bù, tiêm vét.
Theo ông Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc CDC Cần Thơ, các địa phương cần đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi tại địa phương, có phương án thích hợp khi dịch bệnh xảy ra, cụ thể hóa trên tình hình của từng quận/huyện, xã/phường; phân công cán bộ giám sát, thực hiện giám sát các ca sốt, ca phát ban; xử lý ca nghi ngờ kịp thời, đầy đủ, đúng theo hướng dẫn. Khi có ca nghi ngờ, cần thực hiện tốt công tác cách ly, vệ sinh môi trường, khử khuẩn và tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân.
Ca nghi ngờ mắc sởi – Rubella thường có các triệu chứng như: Sốt trên 37,50C khi đo ở nách; Phát ban, ban sẩn, không có mụn nước, không phải ban xuất huyết và có một trong các dấu hiệu sau: Ho hoặc chảy nước mũi hoặc viêm kết mạc (mắt đỏ) hoặc nổi hạch (cổ, sau tai, dưới chẩm) hoặc sưng đau khớp.

Nguồn tin: Tin, ảnh: Thiên Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm65
  • Hôm nay14,954
  • Tháng hiện tại31,615
  • Tổng lượt truy cập23,287,950
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây