Bước tiến mới trong dự phòng HPV ở nhóm tuổi 27-45

Thứ tư - 29/05/2024 06:11
Vi rút HPV là loại vi rút chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là hệ sinh sản cả nam và nữ. Hiện chưa có thuốc đặc trị vi rút HPV gây ung thư. Hiện nay, có thể chủ động dự phòng ung thư cổ tử cung bằng cách tầm soát định kỳ và chủ động phòng ngừa HPV. Việc tiêm phòng vắc xin HPV có khả năng ngăn ngừa hơn 90% trường hợp ung thư do HPV gây ra.
GARDASIL 9 (vắc xin tái tổ hợp, hấp thụ phòng 9 týp vi rút HPV ở người), chỉ định mở rộng đối tượng tiêm cho cả nam và nữ từ 9 - 45 tuổi
GARDASIL 9 (vắc xin tái tổ hợp, hấp thụ phòng 9 týp vi rút HPV ở người), chỉ định mở rộng đối tượng tiêm cho cả nam và nữ từ 9 - 45 tuổi
Mở rộng độ tuổi tiêm vắc xin ngừa HPV từ 9-45 tuổi
Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC), tổ chức sức khỏe Y tế thế giới (WHO), thì ít nhất khoảng 91% nam giới và 85% nữ giới đã từng nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, qua đó cho chúng ta thấy, HPV rất dễ lây nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hơn 95% số ca ung thư cổ tử cung đều có sự hiện diện của HPV. Đặc biệt, nguy cơ lây nhiễm HPV cao nhất ở những người trong độ tuổi sinh hoạt, quan hệ tình dục.
Ngày 9/5/2024, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 10494e/QLD-ĐK về việc thay đổi, bổ sung đối với thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.
Theo đó, Cục Quản lý Dược hướng dẫn sử dụng thuốc GARDASIL 9 (vắc xin tái tổ hợp, hấp thụ phòng 9 týp vi rút HPV ở người). Chỉ định mở rộng đối tượng tiêm cho cả nam và nữ từ 9 - 45 tuổi (trước đây chỉ định độ tuổi từ 9-26 tuổi), cụ thể như sau:
- Đối với nữ giới: GARDASIL 9 là vắc xin được chỉ định cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 45 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn; các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản; mụn cóc sinh dục gây ra bởi Human Papillomavirus (HPV).
- Đối với nam giới: GARDASIL 9 được chỉ định cho bé trai và nam giới từ 9 đến 45 tuổi để phòng ngừa ung thư hậu môn, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản hậu môn; các tổn thương bộ phận sinh dục ngoài (bao gồm cả mụn cóc sinh dục) gây ra bởi HPV.
Vắc xin Gardasil 9 do hãng dược phẩm hàng đầu thế giới MSD (Mỹ) sản xuất, hiệu quả phòng bệnh hơn 90%. Tính đến cuối năm 2023, vắc xin Gardasil 9 đã được hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ cấp phép lưu hành. Vắc xin Gardasil 9 có hiệu quả phòng ngừa các chủng vi rút HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58 gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn; ung thư hầu họng và các bệnh ung thư vùng đầu, cổ và mụn cóc sinh dục cho nam, nữ từ 9 đến 45 tuổi.
Cục Quản lý dược cũng cảnh báo rằng vắc xin này chỉ bảo vệ chống lại các bệnh gây ra bởi các týp HPV có trong vắc xin. Do đó, cần phải tiếp tục sử dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đồng thời, vắc xin này không chỉ định để điều trị ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn, tổn thương loạn sản, âm hộ, âm đạo và hậu môn hoặc mụn cóc sinh dục mức độ cao. Cần lưu ý rằng, tiêm chủng GARDASIL 9 không phải là một biện pháp thay thế cho sàng lọc cổ tử cung thường quy.
Một số lưu ý khi tiêm vắc xin phòng ngừa HPV
Trước khi tiêm phòng HPV, bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước để đảm bảo an toàn tiêm chủng; Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung đủ 3 mũi và nên tiêm theo đúng lịch trình để đảm bảo hiệu lực của thuốc; Nếu muộn so với lịch tiêm, bổ sung ngay mũi tiếp theo sớm nhất có thể. Không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.
- Chỉ định tiêm với các đối tượng phụ nữ có các đặc điểm sau: Là người khỏe mạnh; Cơ thể chưa bị phơi nhiễm virus HPV; Trong vòng 4 tuần không chích vắc xin nào và không sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như như corticoid, thuốc chống thải ghép...
- Chống chỉ định tiêm trong các trường hợp sau: Đang mắc các bệnh cấp tính nặng; Không nên tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung trong thời gian mang thai hoặc dự tính sẽ có thai trong vòng 6 tháng sắp tới và cho con bú. Trường hợp đang trong thời gian tiêm phòng HPV mà phát hiện có thai thì thai phụ cần phải dừng tiêm. Sau khi sinh con xong mới tiêm những mũi tiếp theo, nhưng thời gian hoàn tất cả 3 mũi tiêm không được quá hơn 2 năm; Phụ nữ có tiền căn quá nhạy cảm với nấm men hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc chích ngừa.
- Tác dụng phụ sau khi tiêm chủng: Vắc xin phòng ngừa HPV có tác dụng phụ tại chỗ như sưng, nóng, đỏ, đau ở vết thương vừa tiêm; Bên cạnh đó, có trường hợp xuất hiện triệu chứng nổi mẩn hay ngứa, nhưng chúng sẽ giảm dần và mất hẳn trong thời gian ngắn; Sau khi chích phòng ngừa vi rút HPV, chị em cần ở lại theo dõi tại địa điểm tiêm trong 30 phút và tiếp tục theo dõi các ngày sau đó tại nhà. Việc tiêm phòng vi rút HPV không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Vì thế chị em cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cần phải thực hiện quan hệ tình dục an toàn để giúp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

Nguồn tin: Thanh Thúy - Phòng khám Đa khoa, chuyên khoa, CDC Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay9,300
  • Tháng hiện tại301,498
  • Tổng lượt truy cập21,010,900
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây