Những điều người dân lưu ý khi ngành y tế phun hóa chất diệt muỗi

Thứ hai - 06/11/2023 01:00
Bác sĩ Huỳnh Văn Vũ, Trưởng khoa Ký sinh trùng – Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ cho biết: Phun hóa chất diệt muỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh do muỗi gây ra. Muỗi là tác nhân gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người như: sốt rét, sốt xuất huyết, vi rút Zika… Việc phun hóa chất diệt muỗi giúp giảm số lượng muỗi và làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng.
Địa phương thông báo trước cho người dân ở khu vực biết rõ ngày giờ phun để họ phối hợp với ngành Y tế, mở các cửa ra vào để thuốc bay vào nhà diệt muỗi.
Địa phương thông báo trước cho người dân ở khu vực biết rõ ngày giờ phun để họ phối hợp với ngành Y tế, mở các cửa ra vào để thuốc bay vào nhà diệt muỗi.
Tuy nhiên, việc phun hóa chất diệt muỗi cần được thực hiện cẩn thận và theo đúng quy trình và chỉ dẫn từ các cơ quan y tế địa phương. Bác sĩ Huỳnh Văn Vũ cho biết: Để việc triển khai phun hóa chất đạt hiệu quả, cán bộ CDC luôn giám sát kỹ chỉ số lăng quăng trước khi phun phải dưới 20, đồng thời đề nghị địa phương thông báo trước cho người dân ở khu vực biết rõ ngày giờ phun để họ phối hợp với ngành Y tế, mở các cửa ra vào để thuốc bay vào nhà diệt muỗi.
LUU Y NGUOI DAN KHI PHUN HOA CHAT 0002
Cán bộ CDC Cần Thơ giám sát kỹ chỉ số lăng quăng trước khi phun.

Khi ngành y tế thực hiện việc phun hóa chất diệt muỗi, người dân cần lưu ý các điểm sau đây: Trước khi phun hóa chất, ngành y tế sẽ thông báo về thời gian, địa điểm phun thuốc, người dân cần phối hợp mở cửa cho nhân viên y tế phun hóa chất. Để tránh tiếp xúc trực tiếp với chất diệt muỗi, hãy đặt thức ăn và nước uống trong chỗ kín hoặc bảo vệ chúng bằng khăn hoặc nắp đậy. Trẻ em và người già thường nhạy cảm hơn với chất diệt muỗi. Hãy đảm bảo rằng họ không tiếp xúc trực tiếp với chất diệt muỗi và di chuyển khỏi khu vực được phun chất diệt muỗi.
Bác sĩ Vũ lưu ý rằng việc phun hóa chất diệt muỗi thường được thực hiện để kiểm soát sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra. Việc tuân thủ hướng dẫn của ngành y tế là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh tham gia chiến dịch phun hóa chất, cách tốt nhất phòng bệnh sốt xuất huyết vẫn là mỗi hộ gia đình, người dân phải lưu ý loại bỏ, diệt lăng quăng hàng tuần bằng các biện pháp đơn giản như: đậy kín, hoặc thả cá vào các dụng cụ chứa nước để tránh phát sinh lăng quăng; dọn dẹp nhà cửa thông thoáng để tránh muỗi trú ẩn, sinh sản; Thu dọn, loại bỏ các vật dụng phế thải, vỏ xe, vỏ dừa… xung quanh nhà để không còn nơi chứa lăng quăng. Thực hiện các biện pháp tránh muỗi đốt như mặc quần áo dài tay, mắc màn khi ngủ, dùng kem xua muỗi. Khi bị sốt và có các biểu hiện của sốt xuất huyết, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Đặc điểm của muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết hay còn gọi là muỗi Aedes aegypti, có thể đẻ rất nhiều nơi nếu như có nước sạch, các dụng cụ chứa nước trong nhà và xung quanh nhà là những nơi có thể phát triển lăng quăng. Vòng đời của muỗi vằn từ trứng phát triển thành lăng quăng và trở thành muỗi trưởng thành là 7-14 ngày, chính vì vậy chúng ta cần phải xử lý, loại bỏ lăng quăng mỗi tuần.

Nguồn tin: Thiên Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay35,901
  • Tháng hiện tại380,124
  • Tổng lượt truy cập23,156,851
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây