Nâng cao năng lực về lập kế hoạch, theo dõi, thực hiện hoạt động dinh dưỡng trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Thứ năm - 15/12/2022 03:10
Nhằm triển khai hiệu quả Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, ngày 9/12/2022, Viện Dinh dưỡng tổ chức lớp tập huấn trực tuyến Nâng cao năng lực về lập kế hoạch, theo dõi, thực hiện, giám sát thực hiện Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 và hoạt động dinh dưỡng trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Tham gia tập huấn có lãnh đạo và chuyên viên phụ trách về dinh dưỡng thuộc Sở Y tế các tỉnh/thành trong cả nước; lãnh đạo, viên chức làm công tác dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và truyền thông sức khỏe tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố.
Các đại biểu tham dự tập huấn trực tuyến của Viện Dinh dưỡng tại điểm cầu CDC Cần Thơ
Các đại biểu tham dự tập huấn trực tuyến của Viện Dinh dưỡng tại điểm cầu CDC Cần Thơ
Tại lớp tập huấn, Viện Dinh dưỡng đã giới thiệu và Hướng dẫn Xây dựng kế hoạch, theo dõi, giám sát thực hiện Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2025, đồng thời hướng dẫn về nội dung giám sát hoạt động dinh dưỡng trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Theo Viện Dinh dưỡng, hoạt động cải thiện dinh dưỡng trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu chung nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Các hoạt động cải thiện dinh dưỡng trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gồm: hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em 0 - 16 tuổi; hoạt động về truyền thông dinh dưỡng; hoạt động về kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá thực hiện.
Trong đó, đối với hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em 0 - 16 tuổi, tại Trung ương sẽ thực hiện xây dựng các tài liệu chuyên môn và hướng dẫn thực hiện các nội dung của Chương trình cho các địa phương. Bên cạnh đó, hướng dẫn, tư vấn cho cán bộ y tế về xác định các vấn đề liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, kỹ năng tư vấn, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn và hỗ trợ tổ chức thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú; tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng. Xây dựng hướng dẫn và triển khai mô hình can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, an ninh dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng miền. Tham vấn, nghiên cứu giải pháp, tư vấn, theo dõi, giám sát chuyên môn, đánh giá định kỳ về tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần, chế độ ăn, thói quen tiêu thụ thực phẩm của trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú thuộc địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Tại địa phương sẽ thực các hoạt động: Cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi; cung cấp sắt cho trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ có thai; bổ sung Vitamin A cho trẻ em từ 6 đến 60 tháng tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp và phụ nữ trong vòng 1 tháng sau sinh; bổ sung kẽm cho trẻ em bị tiêu chảy cấp. Ngoài ra, cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng; phát hiện, điều trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng; tẩy giun định kỳ cho trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ chuẩn bị mang thai. Lập kế hoạch và dự trữ nguồn sản phẩm dinh dưỡng cho việc ứng phó với ảnh hưởng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh đối với việc chăm sóc dinh dưỡng. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học, giáo viên, cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở trường học và liên ngành khác về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em…

Nguồn tin: Nguyệt Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập73
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm70
  • Hôm nay15,278
  • Tháng hiện tại49,977
  • Tổng lượt truy cập23,306,312
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây