K Chokephaibulkit 2016. Đánh giá của chuyên gia về vắc-xin, 15: 2, 153-166
Bài viết đầy đủ có sẵn tại https://doi.org/10.1016/j.pedneo.2019.11.009
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nên đưa vắc-xin VNNB vào lịch tiêm chủng quốc gia ở tất cả các khu vực nơi VNNB được công nhận là ưu tiên đối với y tế công cộng. Ngay cả khi số lượng ca bệnh VNNB được xác nhận thấp, việc tiêm phòng vẫn nên được xem xét khi môi trường thích hợp để lây nhiễm vi-rút VNNB, nghĩa là có sự hiện diện của các ổ chứa động vật, điều kiện sinh thái hỗ trợ lây nhiễm vi-rút và gần các quốc gia hoặc khu vực khác truyền nhiễm vi-rút VNNB.
Vắc-xin VNNB có nguồn gốc từ não chuột là một loại vắc-xin bất hoạt được sản xuất bằng cách tiêm vào não chuột con còn bú mẹ vi-rút sau đó tinh lọc huyền dịch chứa vi-rút bất hoạt bằng cách siêu ly tâm.18,19 Vắc-xin này chứa virus dòng Nakayama và đã được sử dụng ở Đài Loan trong chương trình tiêm chủng thường quy kể từ năm 19684. Trước năm 1991, các trường hợp mắc bệnh VNNB được xác nhận xảy ra chủ yếu ở những đối tượng ở độ tuổi 0-29 tại Đài Loan, với tỷ lệ mắc mới dao động trong khoảng 0,125 đến 3,03 trường hợp trên 100.000 dân. Sau năm 2001, tỷ lệ mắc mới ở những người từ 30 tuổi trở lên cao hơn so với những người trẻ tuổi (trung bình 0,177 so với 0,052 trường hợp trên 100.000 dân).
Vắc-xin VNNB có nguồn gốc từ não chuột có một số nhược điểm, bao gồm tính sinh phản ứng cao hơn so với vắc-xin VNNB thế hệ mới hơn, số liều dùng cần thiết cao hơn và sự thay đổi trong sản xuất1,17. Viêm não tủy do vắc-xin gây ra là một mối quan ngại về tính an toàn trên lý thuyết vì sự hiện diện của một lượng nhỏ protein myelin nền có trong não chuột17. Tuy nhiên, không có bằng chứng để chứng minh có mối liên hệ này18. Dẫu sao thì vì những hạn chế đã nói ở trên, WHO cho rằng nên thay thế vắc-xin có nguồn gốc từ não chuột bằng vắc-xin VNNB thế hệ mới hơn.
Ba loại vắc-xin VNNB mới hiện đang có sẵn trên thị trường. Vắc-xin bất hoạt được nuôi cấy trên tế bào vero có sử dụng tá dược nhôm được sản xuất bằng cách tinh lọc vi-rút dòng SA 14-14-2 được nuôi cấy trong các tế bào Vero, tránh được sử dụng não chuột.1 Một vắc-xin sống giảm độc lực nuôi cấy trên tế bào thận chuột hamter (PHK) dựa trên chủng SA 14-14-2 của vi-rút VNNB đã được sử dụng ở Trung Quốc kể từ năm 19881. Vắc-xin VNNB sống giảm độc lực tái tổ hợp được tạo ra bằng cách thay thế các trình tự mã hóa protein tiền màng (prM) và vỏ bọc (E) của virus sống giảm độc lực sốt vàng 17D, bằng các trình tự mã hóa tương đương đóng vai trò kháng nguyên của vi-rút sống giảm độc lực dòng SA 14-14-2. Vi-rút vắc-xin được sản xuất trên tế bào Vero1,19. Tất cả 3 loại vắc-xin VNNB mới đều cho thấy tính sinh miễn dịch và hồ sơ an toàn tương tự nhau và rất hứa hẹn.
Tiêm phòng VNNB là cách tốt nhất để kiểm soát sự truyền nhiễm vi-rút VNNB ở người. Khuyến cáo này sẽ tập trung vào lịch tiêm khi chuyển từ vắc-xin có nguồn gốc từ não chuột sang vắc-xin được nuôi cấy trên tế bào Vero và vắc-xin sống tái tổ hợp. Vắc-xin sống giảm độc lực sẽ không được thảo luận ở đây, vì vắc-xin này không có sẵn ở Đài Loan.
Xem thêm:
Bảng giá tiêm ngừa vắc xin dịch vụ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ
Tài liệu tham khảo:
Japanese encephalitis vaccines: WHO position papereFebruary 2015.Wkly Epidemiol Rec2015;90:69e87 [Article inEnglish, French].
Erlanger TE, Weiss S, Keiser J, Utzinger J, Wiedenmayer K.Past, present, and future of Japanese encephalitis.EmergInfect Dis2009;15:1-7.
Su CL, Yang CF, Chang SF, Shu PY. Molecular epidemiology ofJapanese encephalitis virus in mosquitoes during 2013e2014(in Chinese).Taiwan Epidemiol Bull2016;32:148-57.
Hsu LC, Chen YJ, Hsu FK, Huang JH, Chang CM, Chou P, et al.The incidence of Japanese encephalitis in Taiwan-apopulation-based study.PLoS Negl Trop Dis2014;8:e3030.
Hsu SM, Yen AM, Chen TH. The impact of climate on Japaneseencephalitis.Epidemiol Infect2008;136:980-7.
Chen KM, Tsai HC, Sy CL, Lee SS, Liu YC, Wann SR, et al.Clinical manifestations of Japanese encephalitis in southernTaiwan.J Microbiol Immunol Infect2009;42:296-302.
Tseng HF, Tan HF, Chang CK, Huang WL, Ho WC. Seroepi-demiology study of Japanese encephalitis neutralizing anti-bodies in southern Taiwan: a comparative study between urbancity and country townships.Am J Infect Control2003;31:435-40.
Griffin DE. Emergence and re-emergence of viral diseases ofthe central nervous system.Prog Neurobiol2010;91:95-101.
Japanese encephalitis: status of surveillance and immunizationin Asia and the Western Pacific, 2012.Wkly Epidemiol Rec2013;88:357e64 [Article in English, French].
Huang PJ, Huang YS, Wu BH, Wu YC, Chen KT. A survey of theclinical sequelae of Japanese encephalitis (in Chinese).TaiwanEpidemiol Bull1996;12:35-42.
Lee DW, Choe YJ, Kim JH, Song KM, Cho H, Bae GR, et al.Epidemiology of Japanese encephalitis in South Korea, 2007-2010.Int J Infect Dis2012;16:e448-52.
Partridge J, Ghimire P, Sedai T, Bista MB, Banerjee M. EndemicJapanese encephalitis in the Kathmandu valley, Nepal.Am JTrop Med Hyg2007;77:1146-9.
Kumari R, Kumar K, Rawat A, Singh G, Yadav NK, Chauhan LS.First indigenous transmission of Japanese encephalitis in urbanareas of national capital territory of Delhi, India.Trop Med IntHealth2013;18:743-9.
Ciota AT, Drummond CL, Ruby MA, Drobnack J, Ebel GD,Kramer LD. Dispersal ofCulexmosquitoes (Diptera: Culicidae) from a waster water treatment facility. J Med Entomol 2012, 49:35-42
Arai S, Matsunaga Y, Takasaki T, Tanaka-Taya K, Taniguchi K,Okabe N, et al. Japanese encephalitis: surveillance and elim-ination effort in Japan from 1982 to 2004.Jpn J Infect Dis2008;61:333-8.
Oya A, Kurane I. Japanese encephalitis for a reference to in-ternational travelers.J Travel Med2007;14:259e68.
Yun SI, Lee YM. Japanese encephalitis: the virus and vaccines.Hum Vaccin Immunother2014;10:263-79.
Takahashi H, Pool V, Tsai TF, Chen RT. Adverse events afterJapanese encephalitis vaccination: review of post-marketingsurveillance data from Japan and the United States. TheVAERS Working Group.Vaccine2000;18:2963-9.
Appaiahgari MB, Vrati S. Clinical development of IMOJEVâ–arecombinant Japanese encephalitis chimeric vaccine (JE-CV).Expert Opin Biol Ther2012;12:1251-63.
Rabe IB, Miller ER, Fischer M, Hills SL. Adverse events followingvaccination with an inactivated, Vero cell culture-derivedJapanese encephalitis vaccine in the United States, 2009-2012.Vaccine2015;33:708-12.
Feroldi E, Pancharoen C, Kosalaraksa P, Watanaveeradej V,Phirangkul K, Capeding MR, et al. Single-dose, live-attenuatedJapanese encephalitis vaccine in children aged 12-18 months:randomized, controlled phase 3 immunogenicity and safetytrial.Hum Vaccines Immunother2012;8:929-37.
Gao X, Li X, Li M, Fu S, Wang H, Lu Z, et al. Vaccine strategiesfor the control and prevention of Japanese encephalitis inMainland China, 1951e2011.PLoS Negl Trop Dis2014;14:e3015.
Desai K, Coudeville L, Bailleux F. Modelling the long-termpersistence of neutralizing antibody in adults after one doseof live attenuated Japanese encephalitis chimeric virus vac-cine.Vaccine2012;30:2510-5.
Chokephaibulkit K, Sirivichayakul C, Thisyakorn U,Sabchareon A, Pancharoen C, Bouckenooghe A, et al. Safetyand immunogenicity of a single administration of live-attenuated Japanese encephalitis vaccine in previouslyprimed 2- to 5-year-olds and naive 12- to 24-month-olds:multicenter randomized controlled trial.Pediatr Infect Dis J2010;29:1111-7.
Huang LM, Lin TY, Chiu CH, Chiu NC, Chen PY, Yeh SJ, et al.Concomitant administration of live attenuated Japanese en-cephalitis chimeric virus vaccine (JE-CV) and measles, mumps,rubella (MMR) vaccine: randomized study in toddlers in Taiwan. Vaccine2014;32:5363-9.
Erra EO, Askling HH, Yoksan S, Rombo L, Riutta J, Vene S, et al.Cross-protective capacity of Japanese encephalitis (JE) vac-cines against circulating heterologous JE virus genotypes.ClinInfect Dis2013;56:267-70.
Cao L, Fu S, Gao X, Li M, Cui S, Li X, et al. Low protectiveefficacy of the current Japanese encephalitis vaccine againstthe emerging genotype 5 Japanese encephalitis virus. PLoSNegl Trop Dis2016;10:e0004686.
Link bài viết chi tiết: HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAM
https://vacxin.hoiyhocduphong.vn/tin-tuc/khuyen-cao-ve-viec-su-dung-vac-xin-viem-nao-nhat-ban-p20
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn