Để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh

Thứ tư - 01/11/2023 20:24
Mang thai là một quá trình phức tạp và rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Để có một thai kỳ, khỏe mạnh, cần phải chuẩn bị kỹ càng về mặt tinh thần cũng như thể chất. Sau đây là những điều cần lưu ý trong thai kỳ để giúp người mẹ có một thai kỳ an toàn, thai nhi khỏe mạnh.
Phụ nữ khám bệnh tư vấn tại Khoa Sức khỏe sinh sản – CDC Cần Thơ.
Phụ nữ khám bệnh tư vấn tại Khoa Sức khỏe sinh sản – CDC Cần Thơ.
Quá trình thai kỳ trải qua các giai đoạn như: ba tháng đầu thai kỳ, trứng thụ tinh làm tổ và lớn dần; các cơ quan hình thành; cơ thể người mẹ thay đổi nội tiết, ốm nghén… Ba tháng giữa là thời kỳ hoàn chỉnh các cơ quan: thai nhi có đủ các bộ phận; mẹ giảm ốm nghén, cân nặng tăng. Ba tháng cuối, thai tiếp tục phát triển và chuyển động thay đổi tư thế, thai lớn chèn ép các cơ quan.
Mục đích khám thai: Theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm những bệnh lý của thai, sàng lọc những thai kỳ nguy cơ cao để kịp xử lý, tiêm phòng uốn ván và phòng tránh tai biến cho mẹ và con.
Lịch khám thai được ngành y tế khuyến cáo ở ba tháng đầu: Khám, siêu âm vào tuần thứ 8 để xác định có tim thai; xét nghiệm: HIV, HBsAg, giang mai; khám và làm sàng lọc trước sinh, siêu âm độ mờ da gáy vào khoảng tuần 11-13 tuần 6 ngày để tầm soát dị tật thai nhi. Ba tháng giữa thai kỳ: Khám 1 lần/ tháng, siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi ở tuần 21-22; xét nghiệm: HIV, HBsAg, giang mai (nếu chưa xét nghiệm). Tiêm ngừa uốn ván (lần 1 cách lần 2 ít nhất 1 tháng). Ba tháng cuối thai kỳ: Tháng thứ 7 khám 1 lần, tháng thứ 8 khám 2 lần và tháng thứ 9 khám 1 tuần /1 lần.
Sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện hội chứng down, thiếu máu và d tật ống thần kinh; giúp nâng cao chất lượng dân số; cho ra đời những đứa bé khỏe mạnh. Sàng lọc bằng siêu âm 3 hoặc 4 chiều. Nếu có nghi ngờ, thầy thuốc tư vấn, hướng dẫn làm: chọc dò nước ối, sinh thiết gai rau.
THAI KY AN TOAN 0002
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo những điều cần làm khi mang thai gồm: khám thai định kỳ, tiêm vắc xin phòng uốn ván, ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm...

Nghén xảy ra trong 70-85% thai phụ; chỉ 0,5-2% bị nghén nặng phải nhập viện truyền dịch. Một số yếu tố nguy cơ của nôn ói nhiều trong thai kỳ: Ða thai, thai con gái, có mẹ hoặc chị em bị nghén nặng, có tiền sử nghén nặng trong những lần sanh trước, rối loạn vận động, cảm xúc, đau nửa đầu.
Phụ nữ mang thai thường thiếu máu, canxi, acid folic. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt. Riêng phụ nữ mang thai, theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu. Với canxi, thức ăn hàng ngày chỉ cung cấp khoảng 521mg, trong khi nhu cầu của phụ nữ mang thai 1.200 mg/ngày. Nhu cần acid folic ở phụ nữ mang thai tăng gấp 15 lần so với bình thường. Thai phụ cần bổ sung sớm acid folic từ khi dự định mang thai, giúp làm giảm khuyết tật ống thần kinh.
Phụ nữ mang thai cần ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm, không nên uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá; không nên ăn quá mặn, quá nhiều gia vị. Cần uống bổ sung vitamin và khoáng chất đặc biệt là: sắt, canxi, DHA, acid folic qua thực phẩm, sữa, viên uống bổ sung... Lưu ý, canxi làm giảm sự hấp thu chất sắt, nên uống cách nhau ít nhất 30 phút. Ngoài ra, bổ sung sắt cho thai phụ từ lúc mang thai đến sau sinh ít nhất 1 tháng.
Do trong thai kỳ, thai phụ thay đổi nội tiết tố, thai nhi chèn ép niệu đạo, bàng quang; vệ sinh không đúng cách làm mất cân bằng pH vùng kín. Ðể ngăn ngừa bệnh phụ khoa, luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch; tránh dùng những thứ gây kích ứng như xà phòng, thuốc xịt vệ sinh dành cho phụ nữ; vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp; vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo những điều cần làm khi mang thai gồm: khám thai định kỳ, tiêm vắc xin phòng uốn ván, ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm, bổ sung vitamin và khoáng chất; tắm rửa thường xuyên; vệ sinh vùng kín đúng cách; nghỉ ngơi, tập thể dục dành cho thai phụ.
Phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế khám ngay khi có những dấu hiệu như: Ðau bụng nhiều, ra máu từ cửa mình, không thấy cử động của thai sau tháng thứ tư, đau đầu nhiều, nhìn mờ, cảm giác ruồi bay trước mắt, có cơn ngất hoặc co giật, sốt cao, chảy nước từ cửa mình (rỉ ối hay vỡ ối).

Nguồn tin: Thiên Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay12,491
  • Tháng hiện tại284,663
  • Tổng lượt truy cập23,061,390
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây