Tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng

Thứ ba - 30/05/2023 03:13
VCDD
VCDD
 
  1. VITAMIN A
  1. Tầm quan trọng của vitamin A
Vitamin A là loại vitamin A tan trong chất béo, có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
  1. Chức năng của vitamin A
  • Tham gia chức năng thị giác, sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.
  • Duy trì cấu trúc da và niêm mạc, biệt hóa tế bào.
  • Đáp ứng miễn dịch, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người.
  • Tạo máu: Vitamin A lien quan chặt chẽ với thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể thiếu vitamin A gây cản trở hấp thu, vận chuyển và dự trữ sắt.
  • Tăng trưởng: Retinoic acid (dẫn xuất của vitamin A) có vai trò điều chỉnh sự lớn lên và phát triển của các mô trong hệ xương-cơ.
  • Chống lão hóa: Vitamin A làm chậm quá trình lão hóa do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.
  • Chống ung thư: hoạt động kìm hãm các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư. Chỉ có phần tiền vitamin A trong rau củ, trái cây mới có khả năng phòng bệnh.
  1. Hậu quả của thiếu vitamin A
  • Trẻ chậm lớn, thiếu vitamin A sớm ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học.
  • Giảm khả năng miễn dịch, tăng tỷ lệ bệnh tật, đặc biệt là các nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa và sởi. Nhiễm trùng và thiếu vitamin A là một vòng luẩn quẩn bệnh lý dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
  • Bệnh khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc và mù vĩnh viễn.
  1. Nguyên nhân gây thiếu vitamin A
  • Cơ thể lấy vitamin A từ thức ăn và được dự trữ chủ yếu ở gan. Thiếu vitamin A xảy ra khi lượng vitamin A ăn vào không đủ và vitamin A dự trữ bị hết. Nguyên nhân gây thiếu vitamin A bao gồm:
  • Do khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitamin A: Cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin A mà phải do thức ăn cung cấp, vì vậy nguyên nhân chính của thiếu vitamin A là do ăn uống các loại thức ăn nghèo vitamin A và Caroten (tiền vitamin A). Bữa ăn thiếu mỡ làm giảm hấp thu vitamin A. Sữa mẹ là nguồn vitamin A quan trọng của trẻ nhỏ. Trẻ không được bú mẹ rất dễ thiếu vitamin A.
  • Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng: Sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp và nhiễm giun nặng, nhất là nhiễm giun đũa. Sởi gây thiếu vitamin A vì khi mắc sởi, nhu cầu vitamin A trong cơ thể tang cao. Virus sởi tác động vào hệ thống niêm mạc, do đó rất cần vitamin A để bảo vệ. Tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin A ở ruột.
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột nhất là nhiễm giun đũa làm khả năng hấp thu vitamin A giảm. Tẩy giun định kỳ sẽ cải thiện tình trạng vitamin A.
  • Suy dinh dưỡng protein-năng lượng: Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường kèm theo thiếu vitamin A. Thiếu protein sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng vitamin A trong cơ thể.
  1. Phòng chống thiếu vitamin A
Cải thiện bữa ăn
  • Bảo đảm ăn uống đủ chất dinh dưỡng và vitamin A. Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất cho trẻ nhỏ. Chế độ ăn cần có thức ăn giàu vitamin A như sau:
  • Thức ăn nguồn gốc động vật: Trứng, cá, thịt, gan…
  • Thức ăn nguồn gốc thực vật: Các loại rau có hàm lượng tiền vitamin A (carotene) đáng chú ý là rau muống, xà lách, rau ngót, rau dền, các loại củ quả như gấc, cà rốt, xoài, đu đủ…Khi đi vào cơ thể tiền vitamin A sẽ chuyển thành vitamin A.
  • Thức ăn cần có đủ dầu, mỡ để hỗ trợ hấp thu vitamin A.
Bổ sung vitamin A liều cao
  • Đối tượng được bổ sung vitamin A liều cao: cho trẻ từ 6-36 tháng, trẻ nguy cơ cao và bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng 2lần/năm.
  • Liều bổ vitamin A liều cao hiện nay: Trẻ dưới 12 tháng tuổi uống viên nang 100.000 IU/lần. Trẻ từ 12-36 tháng tuổi uống viên nang 200.000 IU.
Phòng chống bệnh nhiễm khuẩn
Phòng chống bệnh nhiễm khuẩn có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống thiếu vitamin A. Các bệnh nhiễm khuẩn nhất là sởi vì tác động đến mắt nên đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em thiếu vitamin A.
  1. I-ỐT
  1. Vai trò của I-ốt
  • I-ốt là một vi chất tự nhiên, là nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxin (là một hormone tuyến giáp). Hormone thyroxin cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Các cơ quan chính chịu ảnh hưởng của quá trình này bao gồm nào, cơ tim, tuyến yên và thận.
  • I-ốt giúp tuyến giáp trạng hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.
  1. Hậu quả của thiếu I-ốt
  • Khi thiếu I-ốt sẽ bị chậm phát triển thần kinh, giảm khả năng lao động và học tập, giảm trí thông minh, gây giảm năng lực học tập, giảm trí nhớ, chậm phát triển thể chất, bướu cổ …
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em là những đối tượng rất dễ bị thiếu I-ốt do nhu cầu tăng cao. Thiếu I-ốt ở phụ nữ mang thai dễ gây ra rối loạn chức năng sinh sản như sảy thai, thai chết lưu, đẻ non. Nếu thiếu I-ốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp, tăng tỷ lệ tử vong và các dị tật bẩm sinh khác.
  1. Nhu cầu khuyến nghị
I-ốt là nguyên tố vi lượng hàng ngày chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết và phải đều đặn. Lượng I-ốt cần cho hàng ngày thay đổi tùy lứa tuổi, ở một người trưởng thành là khoảng 100-150μg và không nên quá 1.100μg mỗi ngày, phụ nữ có thai cần nhiều hơn người bình thường với khoảng 22μg mỗi ngày.
  1. Nguyên nhân thiếu I-ốt
I-ốt là vi chất đặc biệt vì nó không tự nhiên có mặt trong thực phẩm, hàm lượng I-ốt trong thực phẩm phụ thuộc vào hàm lượng I-ốt trong đất và nước của nơi nuôi trồng thực phẩm này.
  1. Phòng chống thiếu I-ốt
Nguồn thực phẩm giàu I-ốt
Thực phẩm giàu I-ốt bao gồm những thức ăn từ biển như cá biển (13 μg/100g-66μg/100g), rong biển. Một số loại rong biển khô có thể chứa đến 500μg I-ốt/100g.
Sử dụng muối I-ốt trong nấu ăn
Sử dụng muối I-ốt hay bột canh I-ốt thay cho muối thường trong nấu ăn hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng muối I-ốt để chấm hoa quả, ướp các loại thực phẩm, muối dưa…
  1. KẼM
  1. Vai trò của kẽm
  • Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Kẽm tham gia vào hoạt động của enzyme, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng miễn dịch, điều hòa vị giác, cảm giác ngon miệng.
  • Bổ sung kẽm cho trẻ bị SDD thấp còi có tác dụng phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng, làm tăng nồng độ hormon tăng trưởng IGF-1.
  1. Hậu quả của thiếu kẽm
  • Thiếu kẽm làm cho trẻ chậm lớn, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh nhiễm trùng. Việc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, tăng nguy cơ tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt rét...
  • Tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
  • Thiếu kẽm làm tăng biến chứng thời kỳ thai nghén, làm chậm phát triển bào thai.
  • Trẻ thiếu kẽm làm chậm các dấu hiệu dậy thì, chiều cao kém phát triển và ăn uống kém ngon miệng.
  1. Đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm
  • Trẻ em bị suy dinh dưỡng, đặc biệt suy dinh dưỡng thể thấp còi, suy dinh dưỡng nhẹ cân mức độ nặng, trẻ sinh non, trẻ không được bú mẹ, trẻ hay bị mắc  các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, trẻ em tuổi học đường.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Người nghiện rượu, người ăn chay. Những người rối loạn tiêu hóa, bệnh thận mãn tính, thiểu năng tuyến tụy, tiểu đường…
  • Vùng kinh tế khó khăn, khẩu phần ít thức ăn nguồn động vật, thức ăn nguồn thực vật với ngũ cốc là nguồn cơ bản, khẩu phần nhiều chất ức chế hấp thu kẽm, sắt.
  1. Nguyên nhân thiếu kẽm
  • Chất lượng bữa ăn kém, chế độ ăn nghèo sắt.
  • Ăn nhiều ngũ cốc, ít thức ăn có nguồn gốc động vật.
  • Lượng kẽm và sắt dự trữ 3, 4 tuần cuối thai kỳ từ mẹ sang con chỉ đủ dùng trong 4 tháng đầu đời với điều kiện mẹ sinh đủ ngày đủ tháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai.
  • trẻ em dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên gây giảm hấp thu kẽm, sắt.
  • Sau chấn thương do bỏng, mất máu, phẫu thuật,… hay do rối loạn di truyền viêm da đầu chi ruột dẫn đến tình trạng thiếu hụt kẽm do không hấp thụ được từ chế độ ăn uống hàng ngày.
  1. Nhu cầu khuyến nghị
  • Nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ.
  1. Phòng chống thiếu kẽm
  • Đa dạng hóa bữa ăn
  • Phối hợp từ 4 nhóm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và các thực phẩm giàu sắt/kẽm.


 

Nguồn tin: BS.Nguyễn Ngọc Uyên Thanh-Khoa dinh dưỡng – CDC Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Quan trắc môi trường
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm78
  • Hôm nay19,773
  • Tháng hiện tại539,061
  • Tổng lượt truy cập19,353,190
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây