Tập huấn xét nghiệm HIV, HbsAg và giang mai cho cán bộ y tế

Thứ ba - 17/10/2023 00:52
Ngày 13/10/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ tổ chức lớp tập huấn xét nghiệm HIV, HbsAg và Giang mai cho cán bộ xét nghiệm đang tham gia hoạt động xét nghiệm phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con tại các đơn vị trên địa bàn.
Các đại biểu được thực hành xét nghiệm HIV, HbsAg và giang mai tại lớp tập huấn.
Các đại biểu được thực hành xét nghiệm HIV, HbsAg và giang mai tại lớp tập huấn.
Nội dung lớp tập huấn về giới thiệu kỹ thuật xét nghiệm nhanh phát hiện HIV, HbsAg (viêm gan B) và giang mai; đảm bảo chất lượng trong quá trình xét nghiệm; an toàn sinh học và xử trí phơi nhiễm HIV do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp.
TAP HUAN 3 BENH 0002
Các đại biểu chụp hình lưu niệm.

Để đảm bảo cho người được xét nghiệm cần để bệnh nhân ngồi một cạnh thoải mái khi lấy máu; không lấy máu khi bệnh nhân đói và mệt; sát trùng kỹ chỗ lấy máu bằng bông cồn 70%; không sử dụng lại các dụng cụ đã được dùng để chích rạch da (kim tiêm hoặc kim chích); thay găng và rửa tay sau từng bệnh nhân; dán băng dính lên chỗ lấy máu.
Đối với nhân viên y tế, khi xét nghiệm cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ cá nhân khi lấy máu, xét nghiệm (găng tay, áo choàng xét nghiệm, khẩu trang…); rửa tay sau khi tháo găng; tuyệt đối không ăn, uống, hút thuốc hoặc trang điểm tại nơi thu thập bệnh phẩm, khu vực xét nghiệm; nếu có đổ vỡ nhân viên y tế có trách nhiệm dọn dẹp ngay chỗ bị bắn máu hoặc dịch cơ thể bằng dung dịch khử khuẩn thích hợp…
Cần đảm bảo công tác an toàn sinh học cho người được lấy mẫu, cho nhân viên y tế và môi trường trong công tác thu thập, thao tác xét nghiệm mẫu bệnh phẩm. Xử trí phơi nhiễm có 7 bước như sau: Xử trí vết thương tại chỗ - Báo cáo người phụ trách và làm biên bản - Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm - Xác định tình trạng HIV của nguồn phơi nhiễm - Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm - Tư vấn cho người bị phơi nhiễm - Kê đơn thuốc PEP cho 28 ngày. Khi xử trí vết thương tại chỗ, đối với tổn thương da chảy máu thì cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng, để cho vết thương tự chảy máu trong thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Nếu niêm mạc mắt, miệng hoặc mũi bị phơi nhiễm cần rửa mắt, mũi hoặc súc miệng bằng dung dịch NaCl 0.9%.
Đánh giá nguy cơ, phơi nhiễm có nguy cơ gồm: Phơi nhiễm qua đường máu, qua da có vết thương hoặc trầy xước, qua niêm mạc (từ tinh dịch, dịch âm đạo hoặc bất kỳ dịch nào của cơ thể có chứa lượng máu nhìn thấy được); Vị trí phơi nhiễm có thể là vùng da bị tổn thương, âm đạo, trực tràng, mắt, miệng, niêm mạc; Tổn thương càng rộng, sâu thì nguy cơ phơi nhiễm càng cao. Đối với nước tiểu, dịch nôn, nước bọt, mồ hôi… nếu không chứa lượng máu nhìn thấy được, tiếp xúc với vùng da lành thì không có nguy cơ.

Nguồn tin: Thiên Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay20,687
  • Tháng hiện tại403,616
  • Tổng lượt truy cập23,180,343
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây