Quyết liệt triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát

Thứ ba - 28/06/2022 10:32
Hiện nay, tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành trong cả nước. Tại TP Cần Thơ, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Cần Thơ, tính đến ngày 27/6/2022, toàn thành phố ghi nhận 1.401 trường hợp mắc bệnh SXH, trong đó trường hợp nặng (độ C) là 15 trường hợp, không có trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc SXH tăng 797 ca. Số ca mắc tăng cao tập trung ở các quận/huyện, như: Ninh Kiều, Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Ô Môn…
Đoàn lãnh đạo Sở Y tế và CDC kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại các quận/huyện. Trong hình: Đoàn trao đổi với cộng tác viên, tiến hành kiểm tra các điểm “nóng” sốt xuất huyết tại xã Trung An, huyện Cờ Đỏ. Ảnh: Kim Nhiên
Đoàn lãnh đạo Sở Y tế và CDC kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại các quận/huyện. Trong hình: Đoàn trao đổi với cộng tác viên, tiến hành kiểm tra các điểm “nóng” sốt xuất huyết tại xã Trung An, huyện Cờ Đỏ. Ảnh: Kim Nhiên
Để ngăn chặn, khống chế và kiểm soát bệnh SXH, ngành Y tế đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch đồng bộ từ tuyến thành phố đến cơ sở. Trong đó, CDC Cần Thơ đóng vai trò chủ chốt, triển khai các hoạt động phòng chống bệnh SXH trên địa bàn. Trung tâm đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, giám sát hỗ trợ tuyến cơ sở về điều tra, đánh giá chỉ số véc tơ SXH, giám sát hoạt động diệt lăng quăng và phun hóa chất xử lý các ổ dịch, cấp phát tờ rơi phòng chống SXH cho các quận, huyện tăng cường công tác tuyên truyền tại cộng đồng. BS.CKI Lê Phúc Hiển, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế, CDC Cần Thơ lưu ý, khi có ca bệnh SXH trên địa bàn, Trung tâm Y tế quận, huyện phải phân công cán bộ giám sát, kiểm tra các ca bệnh. Khi có ổ dịch, cần phân công cán bộ giám sát, kiểm tra chỉ số côn trùng, BI và kỹ thuật pha, phun hóa chất diệt muỗi; gửi ca bệnh và phản hồi điều chỉnh thông tin cho tuyến xã/phường đúng theo qui định. Trong công tác xử lý ổ dịch, phải loại bỏ lăng quăng triệt để, tuân thủ đúng thời gian và phun hóa chất đúng bán kính.
bai sot xuat huyet 1
BS.CKII Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phát biểu tại lớp tập huấn hướng dẫn giám sát phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, CDC cũng chủ trì tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách các Khoa Kiểm soát bệnh tật của Trung tâm Y tế quận/huyện, lãnh đạo và cán bộ chuyên trách tại các trạm Y tế phường, xã nhằm cập nhật, hướng dẫn giám sát dịch tễ, quy trình xử lý ổ dịch, hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54 và Thông tư 17 của Bộ Y tế, hướng dẫn điều tra côn trùng và phun hóa chất diệt côn trùng trong phòng, chống SXH. Ngoài ra, phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ tập huấn chẩn đoán, thu dung và điều trị SXH cho cán bộ y tế tuyến quận/huyện, qua đó giúp nâng cao năng lực cho nhân viên y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố trong việc chẩn đoán sớm bệnh SXH, tổ chức tốt thu dung, điều trị cho bệnh nhân, tránh bỏ sót gây chậm trễ trong việc điều trị, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.
bai sot xuat huyet 2
Hơn 170 cán bộ y tế từ quận/huyện đến phường/xã/thị trấn tham dự tập huấn hướng dẫn giám sát phòng chống bệnh sốt xuất huyết do CDC tổ chức.

Đoàn lãnh đạo Sở Y tế và CDC cũng tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh SXH trên địa bàn thành phố. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt việc giám sát các ca bệnh, giám sát véc tơ, giám sát chặt chẽ các ổ dịch, tổ chức xử lý ổ dịch đảm bảo kịp thời, triệt để. Hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống SXH, tuyến quận/huyện đã tổ chức các đợt ra quân thực hiện “Chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống SXH dựa vào cộng đồng và duy trì các hoạt động này thường xuyên. Các cấp chính quyền từ thành phố đến quận/huyện chỉ đạo, huy động ban, ngành, đoàn thể phối hợp tuyên truyền vận động người dân, đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện khuyến cáo của ngành Y tế trong phòng, chống dịch SXH.
bai sot xuat huyet 3
BS.CKI Lê Phúc Hiển, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế, CDC Cần Thơ hướng dẫn quy trình xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại lớp tập huấn.

Theo BS.CKII Phạm Trí Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt, tại địa phương, chiến dịch diệt lăng quăng hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống SXH được diễn ra 2 đợt: đợt 1 từ ngày 6-8/6/2022; đợt 2 từ ngày 15-17/6/2022 với sự tham gia của các ban ngành đoàn thể, cộng tác viên, tình nguyện viên đi vận động từng hộ gia đình phát tờ rơi, tuyên truyền tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng phòng, chống SXH tại cộng đồng. Tổng số hộ được tuyên truyền vận động và tham gia vệ sinh môi trường 39.264/40.675 hộ, đạt 96,53%; đã sử dụng 27 băng rôn; 6.000 tờ rơi phòng, chống sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, Đài phát thanh quận, phường tăng cường công tác phát thanh tuyên truyền phổ biến nguyên nhân và các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: sốt xuất huyết, Zika, COVID-19, tay chân miệng, ngộ độc thực phẩm… để mọi người tự giác tham gia thực hiện phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Tuy vậy, Thốt Nốt là quận có số ca mắc sốt xuất huyết cao, tính từ đầu năm đến nay, toàn quận có 259 ca mắc (trong khi cùng kỳ năm ngoái là 118 ca). Riêng phường Tân Lộc là phường có số ca mắc nhiều nhất trong quận: 73 ca. Chính vì vậy, CDC Cần Thơ sau các đợt giám sát, kiểm tra, ngày 22/6, CDC đã hỗ trợ địa phương phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại 2 khu vực Đông Bình và Tân An thuộc phường Tân Lộc.
bai sot xuat huyet 4
Cán bộ CDC kiểm tra mật độ lăng quăng tại nhà dân. Ảnh: Kim Nhiên

Theo kế hoạch, chiều 28/6/2022, CDC sẽ hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Cờ Đỏ phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại xã Trung Thạnh và tiếp tục giám sát hỗ trợ các quận/huyện, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm về SXH nhằm ngăn chặn dịch SXH bùng phát ở những nơi nguy cơ cao.
Thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng xen lẫn các đợt mưa bất chợt, tạo cơ hội cho muỗi truyền bệnh và lăng quăng phát triển nhanh, tăng nguy cơ lây lan bệnh SXH. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp và ngành Y tế, mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức, tích cực tham gia vào công tác phòng, chống SXH bằng cách chủ động diệt lăng quăng, diệt muỗi thường xuyên, vệ sinh nơi ở, lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước không cần thiết, không tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển; ngủ màn kể cả ban ngày, tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống SXH… Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị SXH như: sốt cao đột ngột trên 39 độ C, kéo dài liên tục trong từ 2-7 ngày, đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp,  khó hạ sốt (cho uống các loại thuốc hạ nhiệt có thể làm giảm sốt trong vài giờ sau đó sốt cao trở lại), xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng..., người dân cần đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị kịp thời.
bai sot xuat huyet 5
Cán bộ CDC giám sát côn trùng tại xã Thạnh Phú. Ảnh: Kim Nhiên
bai sot xuat huyet 6
CDC hỗ trợ phun hóa chất diệt muỗi diện rộng phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt. Ảnh: Lê Huy
bai sot xuat huyet 7
CDC phối hợp với Trạm Y tế phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt truyền thông phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho người dân trên địa bàn phường.
bai sot xuat huyet 8
Cán bộ CDC giám sát mật độ lăng quăng tại quận Cái Răng. Ảnh: Duy Lê

 

Nguồn tin: Khoa TTGDSK - CDC Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Quan trắc môi trường
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm111
  • Hôm nay17,054
  • Tháng hiện tại559,277
  • Tổng lượt truy cập19,373,406
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây