Cần Thơ sẽ triển khai tiêm bổ sung vắc xin bại liệt (IPV) cho trẻ vào tháng 9/2022

Thứ ba - 16/08/2022 02:41
Ngày 15/8/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin bại liệt (IPV) năm 2022 và kế hoạch tổ chức tháng cao điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố cho 9 quận/huyện.
Các đại biểu dự hội nghị
Các đại biểu dự hội nghị
Được biết, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin bại liệt (IPV) trên địa bàn thành phố năm 2022.
Theo đó, thời gian triển khai chiến dịch tiêm dự kiến vào tháng 9/2022, cụ thể từ ngày 14 đến 17/9/2022 tại 9 quận/huyện trên địa bàn thành phố. Trẻ thuộc đối tượng tiêm bổ sung là những trẻ sinh ra từ ngày 01/3/2016 đến ngày 28/02/2018 chưa được tiêm vắc xin IPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên (trừ trường hợp có bằng chứng đã tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin phối hợp có thành phần bại liệt. Theo điều tra, tổng số trẻ trong nhóm đối tượng cần tiêm bổ sung vắc-xin phòng bại liệt (IPV) trên địa bàn thành phố là 28.659 trẻ.
tiem bai liet 4
Ông Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc CDC Cần Thơ phát biểu tại hội nghị

Việc triển khai chiến dịch tiêm vào tháng 9 sẽ thuận lợi khi các em trở lại trường học. Chiến dịch được tổ chức triển khai dưới hình thức tiêm chủng bổ sung tại các điểm trường học, tiêm vét tại trạm y tế xã/phường. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ tập huấn về tổ chức tiêm chủng cho toàn bộ người tham gia thực hiện chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin bại liệt IPV. Thực hiện giám sát chuyên môn trong chiến dịch, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế, hỗ trợ các đơn vị tiêm chủng theo phân công của Sở Y tế. Trạm Y tế xã/phường, thị trấn tổ chức triển khai tiêm vắc xin IPV cho đối tượng đã được điều tra tại địa phương, quy trình tiêm chủng đảm bảo an toàn, chất lượng về chuyên môn theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, khuyến cáo gia đình cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm chủng, tại điểm tiêm bố trí đủ nước đường cho trẻ uống, bố trí các đội cấp cứu lưu động tại điểm tiêm chủng để xử trí kịp thời trường hợp tai biến sau tiêm chủng nếu có; cung cấp số điện thoại hướng dẫn, giải đáp cho người dân nếu có vấn đề cần tư vấn sau tiêm chủng. Rà soát và tiêm vét những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai cần được tiêm vét ngay cuối đợt hoặc trong các buổi tiêm chủng thường xuyên, đảm bảo không bỏ sót đối tượng. Đối với các trường hợp tạm hoãn: cần có kế hoạch tiêm vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên ngay trong tháng sau đó.
Theo Bộ Y tế, từ tháng 6/2016, Việt Nam thực hiện chuyển đổi vắc xin uống ngừa bại liệt từ 3 tuýp (tOPV) thành 2 tuýp (bOPV gồm tuýp 1 và 3) trên toàn quốc cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi, đồng thời triển khai tiêm 1 mũi vắc xin ngừa bại liệt IPV (bao gồm tuýp 1, 2, 3) cho trẻ 5 tháng tuổi trên toàn quốc từ tháng 9/2018. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin bại liệt tiêm còn chưa cao và không đồng đều tại các địa phương. Tỷ lệ tiêm vắc xin IPV ước thực hiện trong năm 2019 chỉ đạt khoảng 85%.
Trong giai đoạn từ khi ngừng sử dụng vắc xin tOPV vào tháng 5/2016 đến thời điểm triển khai vắc xin IPV vào tháng 9/2018, có khoảng 3,4 - 4 triệu trẻ thuộc diện đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm vắc xin IPV để phòng bệnh bại liệt do vi rút tuýp 2. Đánh giá tồn lưu miễn dịch với bại liệt do WHO thực hiện trong năm 2017-2018 trên nhóm đối tượng chưa được tiêm chủng vắc xin IPV cho thấy chỉ có 13,1% nhóm trẻ nêu trên có kháng thể vi rút kháng bại liệt tuýp 2. Tồn lưu miễn dịch này giảm nhanh sau 4 tháng theo dõi bởi phần lớn là kháng thể do mẹ truyền. Do đó, Ủy ban nghiên cứu về bại liệt của WHO toàn cầu đã khuyến cáo về sự cần thiết việc tiêm chủng vắc xin IPV ở Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Dự án TCMR đã đề xuất các tổ chức quốc tế hỗ trợ vắc xin bại liệt tiêm từ 2016; tuy nhiên do thiếu hụt nguồn cung ứng nên chưa thể thực hiện việc tiêm vắc xin IPV đầy đủ và kip̣ thời vào thờ i điểm chuyển đổi sử dụng vắc xin bOPV trong TCMR. Trong quý IV/2019, Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI) đã đồng ý hỗ trợ Việt Nam vắc xin IPV và vật tư để triển khai hoạt động tiêm bù vắc xin IPV trong năm 2020 cho những trẻ chưa được tiêm trước khi triển khai tiêm IPV trong tiêm chủng thường xuyên. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa nguy cơ dịch bại liệt quay trở lại và đảm bảo giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt, đặc biệt tại một số địa phương nguy cơ cao như vùng biên giới, vùng có tỷ lệ tiêm vắc xin IPV tiêm chủng thường xuyên đạt thấp.
Dịp này, CDC Cần Thơ cũng triển khai kế hoạch tổ chức tháng cao điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 năm 2022 cho các quận/huyện. Tháng cao điểm diễn ra trong tháng 8 và hoàn thành trước ngày 31/8, với mục tiêu hoàn thành việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dân đủ điều kiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả. Đối tượng tiêm: tiêm mũi 3 cho người đủ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định; tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi; tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Nguồn tin: Hải Ân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm65
  • Hôm nay13,257
  • Tháng hiện tại285,429
  • Tổng lượt truy cập23,062,156
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây