Các biện pháp phòng, chống bệnh sởi

Thứ năm - 06/06/2024 02:47
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng đông - xuân. Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lưu truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được > 95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng.
Bệnh sởi ở trẻ em
Bệnh sởi ở trẻ em
Bệnh có biểu hiện như: sốt, viêm long đường hô hấp trên và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tiêu chảy, viêm phổi, viêm giác mạc thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong. Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có cảm nhiễm với bệnh sởi.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, việc điều trị chủ yếu để phòng bội nhiễm và điều trị các biến chứng nặng do sởi gây ra. Bệnh nhân cần được cách ly, hạ sốt khi sốt cao, bồi phụ nước và điện giải qua đường uống, chỉ truyền dịch khi người bệnh nôn nhiều.
benh soi 2
Nên tiêm ngừa bệnh sởi đầy đủ để phòng bệnh

 * Biến chứng của bệnh sởi:
Đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phế quản, phế quản phế viêm.
Thần kinh: Viêm não, màng não, tủy cấp, viêm màng não, viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa.
Đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, cam tẩu mã, viêm ruột.
Tai mũi họng: viêm mũi họng bội nhiếm viêm tai. Rất nguy hiểm nếu phụ nữ có thai mắc bệnh sẽ có khả năng gây ra dị tật bẩm sinh là rất cao.
* Biện pháp phòng bệnh:
          - Hãy đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sởi mũi 2 và rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi theo tiêm chủng mở rộng quốc gia tại các trạm y tế.
          - Người lớn chưa bị mắc bệnh sởi, rubella hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ trong gia đình có trẻ nhỏ phụ nữ trước khi mang thai 3 tháng cần chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi rubella.
          - Thường xuyên vệ sinh đường mũi họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn sau khi đi ra ngoài đường về cần vệ sinh mũi họng, bàn tay thay quần áo rồi mới tiếp xúc với trẻ.
          - Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào.
          - Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi, rubella.
          - Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa,)… đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm.
          - Lau sàn nhà, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế khu vệ sinh chung, che miệng khi ho, hắt hơi.
          - Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin.
          - Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Nguồn tin: Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm44
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay6,246
  • Tháng hiện tại286,614
  • Tổng lượt truy cập20,996,016
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây