Phòng chống tai nạn ngã cho trẻ em

Thứ tư - 20/03/2024 03:12
CDC Cần Thơ tập huấn hướng dẫn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em
CDC Cần Thơ tập huấn hướng dẫn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em
Ngã là loại tai nạn thương tích dễ gặp ở trẻ, nhất là trẻ nhỏ thường hiếu động, chạy nhảy, leo trèo… Hầu như đứa trẻ nào trong đời cũng đã từng bị ngã từ một vài lần đến nhiều lần. Có trường hợp trẻ chỉ bị xây xát nhẹ ngoài da và không gây hậu quả gì nghiêm trọng, tuy nhiên trong thường ngày chúng ta cũng đã gặp nhiều trường hợp trẻ bị chấn thương rất nặng nề do tai nạn ngã.
  • Nguyên nhân tai nạn ngã
Tai nạn ngã ở trẻ xảy ra có thể do sự bất cẩn của người lớn, không trông coi trẻ đúng cách khiến trẻ ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường hoặc trên cao xuống, do tuột khỏi tay người lớn. Ngoài ra, nguyên nhân tai nạn ngã ở trẻ cũng do bản thân trẻ không cẩn thận: thường là lúc trẻ trèo (trèo cây, trèo tường, trèo cột điện, cầu thang, ban công…) hoặc đứng trên ghế hoặc đồ vật kê không vững; trượt té khi đi hoặc chạy giỡn ở những nơi ẩm ướt, trơn như nhà tắm, sàn nước, sàn nhà mới lau hoặc bị đổ nước, sân chơi; chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau ngã, thường gặp ở nhà, ở trường học, trên đường đi học, đi chơi.
  • Lưu ý phòng ngừa té ngã ở trẻ
Ngã ở trẻ em phần lớn là do sự bất cẩn của người lớn hoặc do tính tò mò, hiếu động nghịch ngợm, chưa nhận thức được những nguy cơ xảy ra tai nạn xung quanh của trẻ. Do vậy, để phòng ngừa tai nạn ngã ở trẻ em cũng như những hậu quả nghiêm trọng do ngã gây ra, người lớn và những người chăm sóc trẻ nên chú ý thực hiện những điều sau đây:
  • Thường xuyên nhắc nhở trẻ không chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau khi ở nhà, ở trường, trên đường đi học, đi chơi;
  • Dạy trẻ không được leo trèo: trèo cây, trèo tường, cột điện, cầu thang...
  • Chú ý võng mắc cho trẻ phải thấp và có dây buộc 2 mép võng khi trẻ ngủ trong võng, không cho trẻ nhỏ đùa nghịch, đu võng...
  • Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang không trơn trượt, không quá dốc, quá hẹp. Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân khô ráo không trơn trượt, không mấp mô lồi lõm.
  • Cách sơ cấp cứu khi trẻ té ngã
Khi trẻ té ngã, nên quan sát, tìm hiểu nguyên nhân gây cho trẻ ngã để có cách xử lý thích hợp. Nếu chấn thương nhẹ như bầm, tím, xây sát da thì phải rửa bằng nước sạch, sát trùng và băng lại.
Nếu chấn thương nặng như gãy xương, chảy máu thì phải cố định xương và cầm máu bằng cách băng ép sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Tóm lại, ngã là một tai nạn sinh hoạt thường gặp nhất ở trẻ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe và tính mạng của trẻ. Cha mẹ phải luôn có ý thức thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa được nêu ở trên; phải luôn cảnh giác, cẩn trọng và nhận thức các nguy cơ có thể gây ra tai nạn cho chính gia đình thân yêu của mình để những tai nạn thương tâm không còn xảy ra.

Nguồn tin: BS.CKI Nguyễn Nhân Nghĩa, Trưởng khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học - Bệnh nghề nghiệp, CDC Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Quan trắc môi trường
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay24,987
  • Tháng hiện tại634,934
  • Tổng lượt truy cập20,050,610
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây