Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

Thứ sáu - 12/07/2024 02:37
Triệu chứng của bệnh bạch hầu
Triệu chứng của bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là gì?
Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, mũi, thanh quản, ở da và các vùng niêm mạc khác…
Bệnh bạch hầu xảy ra ở mọi lứa tuổi và sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm chủng.
Đường lây truyền
Bệnh bạch hầu có thể lây truyền cao từ người mắc bệnh sang người khác thông qua đường hô hấp (hắt hơi, ho) và tiếp xúc trực tiếp. Bệnh có thể gây nhiễm trùng mũi, họng dẫn tới tử vong.
Triệu chứng của bệnh bạch hầu
- Sốt nhẹ, đau đầu.
- Viêm họng giống như viêm amidan, dẫn tới khó thở.
- Đau họng dẫn tới chán ăn.
- Ho, giọng nói khàn, sổ mũi, hơi thở hôi.
- Da trở nên xạm đen, hay hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.
- Sau khi thấy triệu trứng trên khoảng 2-3 ngày, ở trong họng, thanh quản, mũi xuất hiện màng giả có màu trắng ngà. Màng giả bạch hầu này dai, dính và khi bóc màng giả sẽ gây chảy máu. Khi đó, màng giả có thể có màu xám hoặc đen.
Bệnh nhân bạch hầu có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Triệu chứng của bệnh nặng không sốt cao nhưng có thể sưng cổ khiến tắc nghẽn đường thở.
Các biến chứng thường gặp của bệnh bạch hầu
Biến chứng tim mạch: Viêm cơ tim do nhiễm độc là biến chứng thường gặp của bệnh bạch hầu và thường xảy ra vào ngày thứ hai đến ngày thứ bảy sau khi mắc bệnh.
Biến chứng thần kinh: Bao gồm liệt cục bộ các dây thần kinh sọ (số 4, số 10), xuất hiện sớm nhất vào ngày thứ 5, có thể kèm nhìn mờ, khó nuốt... Bệnh nhân có thể xuất hiện suy tim và trụy mạch do thoái hóa các trung tâm vận mạch và liệt lớp cơ động mạch vào tuần lễ thứ hai hoặc thứ 3 sau phát bệnh.
Biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên: Đây là biến chứng muộn có khi xảy ra 12 tuần sau khi bị bệnh. Bệnh nhân có thể bị liệt hoặc bị tổn thương dây thần kinh hoành.
Cách phòng bệnh bạch hầu
Để phòng tránh bệnh bạch hầu cần thực hiện những biện pháp sau:
1. Đi tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
3. Che miệng bằng khăn sạch hoặc khủy tay áo khi ho hoặc hắt hơi.
4. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.
5. Thực hiện tốt vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng và có đủ ánh sáng.
6. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
7. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ.
8. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho các cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Lịch tiêm chủng vắc xin bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
+ Mũi thứ 1: Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib) khi trẻ 2 tháng tuổi
+ Mũi thứ 2: Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib sau mũi thứ nhất 1 tháng
+ Mũi thứ 3: Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib sau mũi thứ hai 1 tháng
+  Mũi thứ 4: Tiêm vắc xin DPT (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván) khi trẻ 18 tháng tuổi.
+ Mũi tiêm nhắc: Tiêm vắc xin Td khi trẻ đủ 7 tuổi.
                                                                            

 

Nguồn tin: KHOA PC.BTN-KDYTQT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay21,618
  • Tháng hiện tại83,294
  • Tổng lượt truy cập22,064,101
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây