Khuyến cáo về bệnh đau mắt đỏ

Thứ hai - 25/09/2023 04:58
Những ngày gần đây, bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP Cần Thơ tăng đột biến. Đâu là nguyên nhân? Đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ hay (hay còn gọi viêm kết mạc mắt) là một bệnh lý tại mắt với triệu chứng đặc trưng là viêm đỏ quanh vùng kết mạc mắt, kèm chảy dịch. Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân như dị ứng, kích ứng, nhiễm virus hay vi khuẩn. Đau mắt đỏ là bệnh dễ mắc phải và lây lan nhanh. Bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa hay mùa mưa bão do đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển.
Hiện nay bệnh đau mắt đỏ đang lây lan và bùng phát mạnh đặc biệt tại một số tỉnh thành lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng...
Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, bệnh đau mắt đỏ bắt đầu có chiều hướng tăng cao từ tháng 6 đến nay. Tuy nhiên thời điểm tháng 9, sau khi học sinh nhập học, dịch bệnh tăng cao hơn, gấp 2-3 lần so với cùng kỳ. Hiện tại mỗi ngày khoa khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận 150 - 200 bệnh nhi đến khám mắt, trong đó bệnh đau mắt đỏ chiếm hơn 60%, nhiều trẻ trong độ tuổi mầm non và tiểu học.
1. Đường lây truyền đau mắt đỏ
Sự lây truyền trực tiếp xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của cơ thể như nước mắt, dịch từ mắt, nước bọt, giọt bắn qua phản xạ ho, hắt hơi của người bệnh, hoặc nó có thể lây lan một cách gián tiếp khi tiếp xúc hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị đau mắt đỏ như khăn mặt, khăn  tắm, cốc uống nước hoặc kính áp tròng….
Môi trường ô nhiễm, bụi, hóa chất và các tác nhân kích ứng khác có thể gây ra viêm kết mạc mắt và đau mắt đỏ. Sự tiếp xúc lâu dài với các tác nhân này có thể làm tăng nguy cơ mắt bị kích ứng và mắc các bệnh mắt liên quan.
2. Các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ
Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ do vi-rút đều nhẹ. Nhiễm trùng thường sẽ hết sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể mất từ 2 đến 3 tuần hoặc hơn để khỏi. Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Cần thơ khuyến cáo người dân nên thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Hạn chế dùng tay chạm vào mắt, không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như: thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
- Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.
Tăng cường sức đề kháng, ăn đầy đủ chất và bổ sung vitamin A, C, E
- Tại các cơ sở giáo dục khi phát hiện học sinh có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, có ghèn dính mí và khó mở mắt, nổi hạch trước tai hoặc dưới hàm... cần yêu cầu gia đình đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở khám chữa bệnh.
- Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ có chỉ định cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan. Đồng thời thông báo kết quả khám bệnh cho cơ sở giáo dục và giáo viên chủ nhiệm để quản lý.
- Đối với người dân, khi nghi ngờ mắc bệnh, người lớn cũng như trẻ em nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được hướng dẫn điều trị, phòng bệnh lây lan, không nên tự ý mua thuốc uống hay thuốc nhỏ mắt có thể gây tổn hại đến mắt./.

Nguồn tin: BSCKI. Trường Quốc Chiến - Trưởng khoa TTGDSK - CDC Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay13,043
  • Tháng hiện tại285,215
  • Tổng lượt truy cập23,061,942
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây