Tầm soát ung thư vú

Thứ năm - 12/12/2024 01:21
Theo Trung tâm ghi nhận Ung thư toàn cầu Globocan (số liệu năm 2020), mỗi năm có 2.261.419 ca Ung thư vú được phát hiện ở cả 2 giới, chiếm đến 11.7% tổng số các loại bệnh Ung thư, điều đáng lo ngại là con số này đang có xu hướng gia tăng và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Theo ghi nhận tỷ lệ mắc mới trên toàn cầu của Ung thư vú ở nữ giới là 24.5% cao nhất trong số các loại Ung thư ở phụ nữ.
Tầm soát ung thư vú
Ung thư vú (breast cancer) là bệnh lý vú ác tính (có thể tạo u hoặc không) khi các tế bào ác tính hình thành từ trong mô tuyến vú. Các tế bào sau đó có thể phát triển lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Đây là loại Ung thư thường gặp nhất ở nữ giới.
Với sự phát triển của y học hiện đại, việc tầm soát, phát hiện sớm Ung thư vú đã nâng cao tỷ lệ chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân Ung thư vú. Tại Việt Nam, Ung thư vú chiếm 25,8% trường hợp ung thư ở nữ giới, với hơn 21.000 ca mắc mới và hơn 9.000 ca tử vong. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn sớm đạt 98%. Vì vậy, tầm soát Ung thư vú là công cụ quan trọng giúp phát hiện sớm và giảm gánh nặng điều trị.
Thời điểm tầm soát ung thư vú là khi nào?
Đối với nhóm nguy cơ trung bình
Với độ tuổi từ 25-39 tuổi: Khám vú mỗi 1-3 năm, cùng với việc giáo dục nhận thức về các bệnh lý tuyến vú.
Với độ tuổi từ 40 trở lên: Khám vú hàng năm, nhũ ảnh hàng năm (có thể kết hợp nhũ ảnh 3D), cân nhắc kết hợp thêm các phương tiện tầm soát khác đối với nhóm nhu mô vú đặc hoặc không đồng nhất.
Đối với nhóm nguy cơ cao
Khám mỗi 6-12 tháng (bắt đầu khi phát hiện các nguy cơ) nhưng không nên bắt đầu trước 21 tuổi. Phải được theo dõi bởi các chuyên gia về vú.
Tầm soát hàng năm với nhũ ảnh (có thể kết hợp với nhũ ảnh 3D): Bắt đầu trước 10 năm của thành viên trẻ tuổi nhất trong gia đình phát hiện Ung thư vú, nhưng không trước 30 tuổi, hoặc bắt đầu từ 40 tuổi - Tùy điều kiện nào đến trước.
Chụp MRI vú hàng năm (có thể dùng thuốc đối quang từ hoặc không). Có thể thay thế bằng siêu âm nếu MRI - đối quang không sẵn có.
Bên cạnh việc tầm soát Ung thư vú thì việc nâng cao nhận thức về Ung thư vú là điều không thể thiếu đối với tất cả mọi người.
  Các yếu tố làm tăng nguy cơ của khởi phát Ung thư vú là gì?
          Đây những yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát Ung thư Vú: Gia đình có người Ung thư vú; Tuổi cao; Dân tộc; Lối sống: BMI, rượu bia, dùng HORMONE (cả Estrogen và Progesterone); Sinh sản: Dậy thì sớm, không có con, sinh con so muộn, tuổi mãn kinh muộn; Người có tiền sử được chẩn đoán các tổn thương bất thường ở vú; Hình ảnh nhu mô vú đặc hoặc không đồng nhất trên nhũ ảnh; Xạ trị vùng ngực trước tuổi 30.

Các yếu tố làm giảm nguy cơ Ung thư vú là gì?

Những phụ nữ có các yếu tố sau đây sẽ giảm nguy cơ Ung thư vú: Mãn kinh trước 45 tuổi; Tập Thể dục đều đặn; Hoạt động thể chất; Cho con bú mẹ; Hạn chế đồ uống có cồn; Chế độ ăn uống lành mạnh; Bỏ thuốc lá; Hạn chế liệu pháp hormone sau mãn kinh (HRT); Thường xuyên kiểm tra vú và vùng ngực; Định kỳ khám tầm soát ung thư vú (Bắt đầu từ năm 40 tuổi, phụ nữ nên chụp X-quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh) định kỳ hàng năm. Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao nên sàng lọc sớm hơn (trước 40 tuổi). Chụp X-quang tuyến vú không giúp ngừa ung thư nhưng có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời),…

Nguồn tin: BSCKI. Trần Thị Thu Hồng - Trưởng khoa Sức khỏe sinh sản – CDC Cần Thơ (Tài liệu tham khảo: NCCN, Breast Cancer Screening and Diagnosis (19/6/2023); NCCN, Breast Cancer Risk Reduction (Version 1/2023)).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm32
  • Hôm nay13,037
  • Tháng hiện tại345,159
  • Tổng lượt truy cập23,601,494
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây