Vắc xin Uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Việt Nam)

Thứ năm - 18/07/2024 04:05
Vắc xin uốn ván – bạch hầu hấp phụ (Td) được chỉ định cho trẻ em lứa tuổi lớn (từ 7 tuổi trở lên) và người lớn nhằm gây miễn dịch, phòng các bệnh uốn ván và bạch hầu.
Vắc xin Uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Việt Nam)

1. Thông tin vắc xin

Vắc xin uốn ván – bạch hầu hấp phụ (Td) được chỉ định cho trẻ em lứa tuổi lớn (từ 7 tuổi trở lên) và người lớn nhằm gây miễn dịch, phòng các bệnh uốn ván và bạch hầu.

Nguồn gốc

Đường tiêm – liều dùng

  • Vắc xin uốn ván – bạch hầu hấp phụ (Td) được chỉ định tiêm bắp sâu. Không được tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch.
  • Lắc tan đều trước khi dùng.
  • Liều tiêm 0,5 ml.

Chống chỉ định

  • Tiền sử quá mẫn với thành phần của vắc xin. Có biểu hiện dị ứng với kháng nguyên bạch hầu và uốn ván ở những lần tiêm trước.
  • Tạm hoãn tiêm vắc xin uốn ván – bạch hầu hấp phụ (Td) trong những trường hợp có bệnh nhiễm trùng cấp tính, sốt chưa rõ nguyên nhân.
  • Không tiêm bắp cho người có rối loạn chảy máu như Hemophilia hoặc giảm tiểu cầu.

Thận trọng khi sử dụng

  • Đối tượng đang sốt cao cấp tính (hoãn tiêm cho đến khi trẻ hết sốt).
  • Thăm khám trước khi tiêm để loại trừ những trường hợp chống chỉ định, bảo đảm an toàn và hạn chế các tác dụng bất lợi của vắc xin trong lúc tiêm chủng.
  • Không tiêm quá liều vắc xin.
  • Không tiêm vắc xin vào mạch máu, tránh sốc phản vệ.
  • Đôi khi tại chỗ tiêm xuất hiện nốt cứng kéo dài 2 – 3 tuần rồi tự khỏi.
  • Nếu tiêm kết hợp với vắc xin khác hoặc huyết thanh miễn dịch thì tiêm vắc xin Td khác vị trí.
  • Nếu tiêm nhầm vắc xin vào dưới da thì phản ứng phụ sẽ rất rầm rộ do vắc xin chứa tá chất nhôm.
  • Luôn có sẵn thiết bị và phác đồ phòng sốc phản vệ.
  • Thăm khám trước khi tiêm để loại trừ những trường hợp chống chỉ định, bảo đảm an toàn và hạn chế các tác dụng bất lợi của vắc xin trong lúc tiêm chủng.

Tác dụng không mong muốn

  • Phản ứng tại chỗ như đau, quầng đỏ, sưng nhẹ tại vị trí tiêm (từ 10% – 75% trường hợp).
  • Đôi khi có sốt nhẹ 38 độ C – 39 độ C, vài ngày sau tự hết.
  • Áp xe vô khuẩn khoảng 6 – 10 trường hợp/1 triệu liều.
  • Có thể xuất hiện phản ứng phụ toàn thân như sốt, đau cơ cánh tay, đau đầu (khoảng 10% trường hợp).
  • Các phản ứng phụ nói chung là nhẹ và tự khỏi.
  • Có thể xuất hiện viêm dây thần kinh ngoại biên, hội chứng Guillain-Barré nhưng rất hiếm gặp.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

  • Không chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác thuốc

  • Nếu đang dùng thuốc hoặc muốn tiêm cùng với các vắc xin khác vào cùng một thời điểm, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Người đang dùng các thuốc hoặc liệu pháp gây ức chế miễn dịch có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của vắc xin TD (Không áp dụng với liệu pháp Corticosteroid ngắn hạn dưới 2 tuần).

Bảo quản

  • Vắc xin nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, và không được để đông băng.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

2. Đối tượng

  • Được chỉ định chủng ngừa cho người từ 7 tuổi trở lên tạo đáp ứng kháng thể chống 2 bệnh bạch hầu và uốn ván.
  • Không chống chỉ định cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Cân nhắc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

3. Phác đồ, lịch tiêm

Trẻ em từ tròn 7 tuổi trở lên đến dưới 10 tuổi chưa từng tiêm vắc xin có chứa thành phần Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván hoặc chưa rõ tình trạng đã tiêm ngừa hay chưa có lịch tiêm 3 mũi như sau:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mùi 2: cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng
  • Mũi 4: 5 năm sau mũi 3
  • Sau đó, các mỗi 10 năm tiêm 1 mũi nhắc

Trẻ từ 10 tuổi trở lên chưa từng tiêm vắc xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván hoặc không rõ tình trạng tiêm ngừa:

  • Mũi 1: lần đầu tiên
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng
  • Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng
  • Sau đó, các mũi nhắc : 01 mũi nhắc mỗi 10 năm

Trẻ em từ tròn 7 tuổi trở lên đến dưới 10 tuổi đã tiêm đủ 4 mũi cơ bản vắc xin 6 trong 1 / 5 trong 1 / 4 trong 1 ( trước 4 tuổi) có lịch tiêm 1 mũi như sau:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên (cách mũi thứ 4 ít nhất 3 năm)
  • Liều tiêm nhắc: tiêm 1 mũi sau 05 năm
  • Sau đó, các mũi nhắc 01 mũi nhắc mỗi 10 năm

Người từ 10 tuổi trở lên đã tiêm đủ 4 mũi vắc xin 6 trong 1 / 5 trong 1 / 4 trong 1 ( trước 10 tuổi):

  • Tiêm 1 mũi ( cách mũi thứ 4 ít nhất 1 năm)
  • Sau đó, các mũi nhắc: 01 mũi nhắc mỗi 10 năm

4. Phản ứng sau tiêm chủng

Sau khi tiêm vắc xin uốn ván – bạch hầu hấp phụ (Td) có thể gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cụ thể như sau:

  • Tại chỗ tiêm: đau, sưng, quầng đỏ.
  • Toàn thân: sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu
 DOWLOAD HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TD: TẠI ĐÂY

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay7,355
  • Tháng hiện tại158,980
  • Tổng lượt truy cập22,935,707
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây