Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trong mùa dịch COVID-19

Thứ năm - 23/04/2020 03:04
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị các tác nhân gây hại trong môi trường xâm nhập vào cơ thể. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, đến nay, vẫn chưa có vắc xin ngăn chặn được chủng vi rút này. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc trẻ em tại nhà, giúp các bé tăng sức đề kháng, vượt qua được mùa dịch an toàn.
Bữa ăn của trẻ cần có đủ thực phẩm tươi đến từ 4 nhóm chính: (nhóm chất bột, chất đạm, chất béo, nhóm rau củ, quả cung cấp khoáng chất, vitamin). Ảnh: Nguyệt Hương
Bữa ăn của trẻ cần có đủ thực phẩm tươi đến từ 4 nhóm chính: (nhóm chất bột, chất đạm, chất béo, nhóm rau củ, quả cung cấp khoáng chất, vitamin). Ảnh: Nguyệt Hương
Phụ huynh cần hết sức lưu ý để chăm sóc trẻ em đúng cách, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi - được gọi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ.
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ có vai trò đặc biệt quan trọng cần đảm bảo cho trẻ có đầy đủ dinh dưỡng, để trẻ có hệ thống miễn dịch tốt đề kháng lại bệnh tật và phát triển khỏe mạnh. Nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau đây:
1. Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn để có đủ dinh dưỡng và đặc biệt trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ kháng lại bệnh, không cần ăn bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín để nguội.
2. Từ sau 6 tháng trở đi, trẻ cần được tiếp tục nuôi bằng sữa mẹ và thực hiện thêm chế độ ăn bổ sung (ăn dặm) đủ số lượng và chất lượng (2-3 bữa/ngày công thêm các bữa phụ), thùy theo lứa tuổi cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc nhưng đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
3. Bữa ăn của trẻ cần có đủ thực phẩm tươi đến từ 4 nhóm chính (chất bột -cung cấp năng lượng; thịt, trứng, cá, tôm, cua, sữa, đậu đỗ, cung cấp chất đạm; rau xanh, củ, quả chín các loại cung cấp khoáng chất, vitamin; dầu, mỡ cung cấp năng lượng giúp thức ăn mềm lỏng, tối đa hóa hấp thu khoáng và vitamin). Thay đổi thực phẩm trong ngày. Nếu hết rau, hoa quả tươi, thực phẩm đông lạnh, đóng hộp - ít đường, ít muối có thể được dùng thay thế trong ngắn hạn. 
4. Cho trẻ uống nhiều nước, có thể là nước tinh khiết, nước ép hoa quả, sữa các loại. Uống đủ nước để đảm bảo sự hoàn thiện chức năng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
5. Loại trừ các thức ăn chế biến công nghiệp, các loại sữa hộp vì chúng không tốt bằng các thực phẩm gia đình tự chế biến, không có lợi cho sức khỏe của trẻ vì chúng thường chứa nhiều đường ngọt, nhiều muối, nhiều mỡ và chất béo có hại.
6. Dành thời gian chăm trẻ ăn theo cách tích cực, quan sát đảm bảo trẻ ăn hết và trong trạng thái hứng khởi, không bị gò ép ăn.
7. Khi trẻ có dấu hiệu ốm như ho, tiêu chảy, sốt cần được tư vấn sức khỏe ngay để có xử trí thích hợp và làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có tình huống chăm trẻ ốm tại nhà, chú ý các nguyên tắc:
- Cho trẻ bú thường xuyên hơn.
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, đủ nước, và nhiều lần, ít một.
- Cho trẻ thêm các bữa ăn thêm khi trẻ ở giai đoạn ăn trả bữa để lấy lại cân nặng và sức khỏe.
8. Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D.
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, chúng ta cần phải:
Hạn chế những hành động như: ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt. Cho nên chúng ta cần hạn chế cho trẻ tiếp nhận những hành động đó. Không nên đưa bé đến những nơi tập trung đông người, cố gắng sắp xếp thời gian vui chơi và học tập cùng bé tại nhà.
Để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm COVID-19, chăm sóc trẻ em tốt hơn, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Nơi sinh hoạt của các bé phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc bề mặt bằng cách vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, nên dùng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại vi rút, vi khuẩn bám vào.
Đồng thời, giữ vệ sinh cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để chăm sóc trẻ em hiệu quả. Ba mẹ cần rửa tay cho bé thường xuyên. Đối với những trẻ lớn hơn, ba mẹ cần làm gương và xây dựng cho bé thói quen rửa tay sau khi ra ngoài chơi hoặc đi từ ngoài về, trước và sau khi ăn. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng chuyên dùng để làm sạch cổ họng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý giữ ấm cho trẻ. Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, ba mẹ chú ý luôn để bé ăn mặc đủ ấm, đi tất, găng tay, quàng khăn và đặc biệt là đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.
Nguyễn Thị Minh Tuyền (dựa theo tài liệu Viện Dinh dưỡng)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập273
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm270
  • Hôm nay38,459
  • Tháng hiện tại350,630
  • Tổng lượt truy cập23,127,357
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây