Cai nghiện thuốc lá, cần quyết tâm nỗ lực của bản thân

Thứ sáu - 22/09/2023 03:04
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 8 triệu người tử vong do hút thuốc lá. Khói thuốc lá có chứa hơn 7.000 loại hóa chất, trong đó khoảng 70 chất gây ung thư.
Quyết tâm từ bỏ thuốc lá vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Ảnh: Kim Nhiên
Quyết tâm từ bỏ thuốc lá vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Ảnh: Kim Nhiên
Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Trẻ em hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động) dễ bị viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen. Khói thuốc lá có thể gây đột tử ở trẻ sơ sinh, thai phụ sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân. Việc hút thuốc lá còn gây tốn kém tiền bạc, chi phí chăm sóc y tế về những bệnh tật liên quan hàng chục tỷ đồng.
Trước những tác hại khôn lường của thuốc lá, ngày 18/6/2012, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Sau khi Luật có hiệu lực, tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm người trưởng thành giảm từ 22,5% năm 2015 xuống còn 21,7% năm 2020. Trong những năm, qua công tác tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá được chú trọng triển khai thực hiện, góp phần tích cực nâng cao nhận thức của người dân.
Tuy nhiên, để giúp một người nghiện thuốc lá có thể vượt qua cơn “thèm thuốc” và các yếu tố kích thích từ việc hút thuốc là điều không dễ dàng. Khi cơn thèm thuốc là một yếu tố kích thích hút thuốc, việc quan trọng là cần có một kế hoạch để vượt qua. Trong thuốc lá có chất gây nghiện, việc hút thuốc lá lại còn là thói quen của người hút nên việc từ bỏ không phải dễ dàng, thậm chí thất bại nhiều lần. Tuy nhiên, đó không phải là điều không làm được và thực tế đã có rất nhiều người đã từ bỏ thuốc lá, yếu tố quan trọng quyết định vẫn là quyết tâm và ý chí của bản thân người đó.
BS.CKI Trường Quốc Chiến, Trưởng Khoa Truyền thông GDSK, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ chia sẻ: Để tự cai thuốc lá hiệu quả, trước tiên người hút cần nhận thức rõ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của mình và những người xung quanh. Ngoài ra, khi bỏ thuốc lá, người hút đừng lặng lẽ thực hiện mà hãy nói với bạn bè, người thân, đồng nghiệp rằng: “Tôi đang bỏ thuốc lá”, đồng thời, thuyết phục nhiều người cùng nhau bỏ thuốc lá”.
“Việc bỏ thuốc lá lúc ban đầu thường gây mệt mỏi, stress, do vậy người hút nên tìm việc gì đó để giảm căng thẳng như: massage, nghe nhạc, xem phim, thể dục thể thao… Người cai thuốc nên tránh uống các loại rượu, bia vì có thể làm kích thích dễ dẫn đến thèm thuốc lá lại. Người cai thuốc cũng cần làm sạch mùi thuốc lá bằng cách dọn dẹp nhà cửa, không dùng bật lửa, gạt tàn thuốc hay những vật dụng liên quan đến thuốc lá, đồng thời tránh xa những nơi có hút thuốc lá…
THÔNG TIN CẦN BIẾT CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN THUỐC LÁ
  1. Nhận sự hỗ trợ: Hãy gọi điện hoặc nhắn tin cho ai đó có thể hỗ trợ bạn. Bạn không cần phải cai thuốc một mình. Hãy tìm trợ giúp từ những người mà bạn tin tưởng. Bạn có thể gọi điện tới hotline 18006606 để được tư vấn cai thuốc miễn phí.
  2. Hãy nghĩ về những lý do bỏ thuốc: Luôn nhắc nhở vì sao bạn muốn bỏ thuốc lá. Tính toán chi phí mà bạn tiết kiệm được. Chi phí mà bạn phải tiêu tốn cho thuốc lá hàng năm rất đắt, bạn có thể tiết kiệm với số tiền đóđể làm điều mình thích. Đây là một cách rất hay để tạo động lực và giết thời gian trong khi bạn vượt qua cơn thèm thuốc.
  3. Giữ cho bản thân luôn bận rộn:
  • Giữ cho miệng luôn hoạt động: Hãy nhai kẹo cao su hoặc ngậm viên kẹo thay vì hút một điếu thuốc; luôn mang theo vài chiếc kẹo bên mình và hãy uống nhiều nước hơn.
  • Khi một cơn thèm thuốc tới, hãy ngừng ngay lập tức công việc bạn đang làm và chuyển sang làm một cái gì đó khác đi. Đơn giản chỉ cần thay đổi thói quen là có thể giúp bạn vượt qua cơn thèm thuốc.
  • Đi dạo hoặc chạy bộ: Hoặc đi lên và xuống cầu thang một vài lần. Hoạt động thể chất dù trong thời gian ngắn, có thể giúp tăng năng lượng và vượt qua cơn thèm.
  • Hít thở sâu: Hít thở sâu giúp loại bỏ hết cơn thèm thuốc của bạn. Hít một hơi thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Luyện tập 10 lần như vậy hoặc cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  1. Tới một môi trường không khói thuốc: Tới một nơi công cộng vì hầu hết các nơi công cộng đều không được phép hút thuốc như đi xem phim, vào một cửa hàng, hoặc nơi cấm hút thuốc.
  2. Làm một việc tốt: Hãy tự sao nhãng bản thân mình trong vài phút bằng cách giúp cho một người bạn, thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp. Việc này giúp bạn quên đi bản thân và cảm giác của bạn và thay vào đó cho phép bạn suy nghĩ về nhu cầu của người khác. Nó có thể là một cách hữu hiệu để đối phó với cơn thèm thuốc cho đến khi nó qua đi. Thêm vào đó, giúp đỡ người khác có thể có những tác động tích cực lên sức khoẻ của bạn, như giảm căng thẳng. Kiểm soát căng thẳng có thể là một phần quan trọng trong việc bỏ hút thuốc.
  3. Đừng từ bỏ: Làm bất cứ điều gì cần để vượt qua cơn thèm thuốc. Hãy tiếp tục thử những cách khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy phương pháp phù hợp với mình. Cố gắng không hút thuốc dù chỉ một hơi.

Nguồn tin: Đỗ Quyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay9,905
  • Tháng hiện tại153,961
  • Tổng lượt truy cập22,134,768
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây