Những lưu ý cần thiết khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng

Thứ ba - 10/10/2023 21:53
Bệnh tay chân miệng ở trẻ do nhiều chủng vi rút gây nên, đa phần lành tính, tự ổn định sau 7-10 ngày. Các chuyên gia đưa ra những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ tại nhà, nhận biết được các dấu hiệu có thể có biến chứng là quan trọng nhất.
Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng là nổi bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng gây vết loét miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể.
Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng là nổi bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng gây vết loét miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có các triệu chứng điển hình như nổi bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng gây vết loét miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể. Đặc biệt, những bóng nước này khi ấn vào thường không đau, không ngứa kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, nôn ói và tiêu chảy...
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý về cách chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng như: Không nên kiêng tắm; Không tự ý chích hoặc làm vỡ mụn nước. Nên cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, dễ nuốt, chia nhỏ bữa ăn nhiều lần giúp trẻ ăn nhiều hơn. Nên kiêng đồ ăn chua, cay hoặc quá mặn, làm trẻ khó chịu thêm. Hướng dẫn trẻ lớn súc miệng bằng nước muối ấm để vệ sinh và giảm đau cho trẻ.
Nên cho trẻ đi khám khi có các triệu chứng nặng để được chẩn đoán xác định và hướng dẫn theo dõi: Trẻ sốt trên 2 ngày; sốt cao trên 39 độ C, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt; kích thích - quấy khóc nhiều vô cớ, không thể dỗ nín hoặc ngủ gà ngủ gật; nôn hết mọi thứ; trẻ giật mình lúc thiu thiu ngủ hoặc rùng mình, run người lúc thức; đi lại loạng choạng hoặc ngồi không vững; khó thở hoặc thở bất thường, hoặc bất cứ điều gì cha mẹ cảm thấy con đang nặng hơn.
Tay chân miệng là bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên do sốt ruột mà nhiều cha mẹ dùng rất nhiều thuốc, dưới đây là những sai lầm cần tránh như: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng vi rút khi không có chỉ định của bác sĩ; Sử dụng thuốc bôi da, giảm ngứa da: Bóng nước của tay chân miệng đa phần không ngứa, rất ít khi vỡ và nhiễm trùng thêm. Nếu bóng nước ít và nhỏ chỉ cần tắm sạch cho trẻ hàng ngày, tránh kiêng tắm để da bẩn gây ngứa, trẻ gãi có thể gây bội nhiễm. Trẻ có nhiều bóng nước lớn, vỡ có thể bôi các thuốc sát trùng ngoài da như xanhmethylen, kem chứa ion bạc...
Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn dùng bất cứ thuốc bôi gì để giảm đau. Không tự ý sử dụng thuốc chống viêm corticoid như: betamethason, prednisolone, dexamethasone… vì không làm trẻ nhanh khỏi hơn, nhưng có tác dụng phụ rất lớn.
Bệnh tay chân miệng việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng, hạ sốt là quan trọng nhất giúp cải thiện sự khó chịu của trẻ và chờ đợi bệnh khỏi. Bệnh tay chân miệng do vi rút gây ra và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên với trẻ được theo dõi và điều trị ngoại trú cha mẹ cần chú ý khi sử dụng thuốc cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không thể cho trẻ dùng thuốc theo kinh nghiệm hay lời mách bảo.

Nguồn tin: Quỳnh Chi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay5,430
  • Tháng hiện tại199,605
  • Tổng lượt truy cập23,938,154
cdc tết nguyên đáng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây