Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ tổng kết công tác năm 2022, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023

Thứ ba - 17/01/2023 02:09
Ngày 13/1/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC Cần Thơ) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế cùng lãnh đạo các ban, ngành, bệnh viện, trung tâm y tế... đến dự.
Ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại hội nghị.
Ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại hội nghị.
Theo thống kê từ Hệ thống quản lý, giám sát bệnh truyền nhiễm Thông tư 54/2015/TT-BYT, toàn thành phố ghi nhận 14/44 bệnh truyền nhiễm cần báo cáo có xảy ra ca mắc. Trong đó, 08/14 bệnh có số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2021, bao gồm: Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Viêm gan A, Viêm gan B, Lao, Lỵ trực trùng, Tiêu chảy và Viêm gian vi rút khác. Tính đến ngày 15/12/2022, số ca mắc sốt xuất huyết là 6.697 ca, số ca mắc tay chân miệng là 2.166 ca mắc, không có ca tử vong. Toàn thành phố ghi nhận 8.593 trường hợp mắc COVID-19 và 376 trường hợp tử vong. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đạt 104,2% số liều được phân bổ, cơ bản hoàn thành việc tiêm đủ 02 liều cơ bản cho dân số từ 12 tuổi trở lên và mũi 1 cho trẻ từ 5-11 tuổi; tỷ lệ tiêm mũi 3, 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên lần lượt là 74,9% và 82,8%; tỷ lệ trẻ từ 12-17 tuổi tiêm mũi 3 đạt 72,9%; tỷ lệ trẻ từ 5-11 tuổi được tiêm mũi 2 là 97,3%.
TONG KET CDC 0002
Ông Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc CDC Cần Thơ phát biểu tại hội nghị.

Tính đến 31/12/2022, số người nhiễm HIV được phát hiện mới là 371 trường hợp, ghi nhận 50 trường hợp tử vong. Đường lây chủ yếu qua quan hệ tình dục (97,9%), tập trung chủ yếu ở nhóm 16-49 tuổi (91,7%), nghề lao động tự do (55,6%), đặc biệt là nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) chiếm 58%. Công tác phòng chống HIV/AIDS được triển khai có hiệu quả bằng các chương trình như: Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi; Chương trình can thiệp giảm hại; Chương trình điều trị Methadone; Chương trình giám sát HIV/AIDS và tư vấn xét nghiệm; Điều trị HIV/AIDS; Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con... CDC Cần Thơ gặp thuận lợi khi được sự hỗ trợ tích cực từ Dự án Quỹ toàn cầu việc đưa điều trị Viêm gan C miễn phí cho các bệnh nhân đồng nhiễm HIV/Viêm gan C tại các phòng khám HIV và cơ sở Methadone trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS được duy trì, bao phủ từ tuyến thành phố đến cơ sở đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tiếp cận cho đối tượng nguy cơ cao.
TONG KET CDC 0003
Ông Lâm Hoàng Dũng, Phó Giám đốc CDC Cần Thơ trình bày báo cáo tổng kết.

Các chương trình y tế quốc gia được phối hợp triển khai, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Hầu hết các chỉ tiêu Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đều đạt và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch. Triển khai thực hiện đạt hiệu quả Kế hoạch tiêm ngừa vắc xin Cúm cho nhân viên y tế trên địa bàn thành phố và Kế hoạch tiêm vắc xin bại liệt (IPV) mũi bổ sung và mũi 2 cho trẻ trên địa bàn thành phố năm 2022.
TONG KET CDC 0004
Các đại biểu dự hội nghị.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt  đời sống của các chương trình y tế dự phòng. Công tác phòng, chống dịch bệnh ở một số địa phương, khu vực chưa được duy trì; ý thức, trách nhiệm của một bộ phận người dân chưa cao trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Công tác đấu thầu mua sắm đôi khi còn chậm trễ chưa đáp ứng kịp tiến độ, còn nhiều thủ tục hành chính, nhiều quy định chồng chéo, chưa rõ ràng. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, gây khó khăn cho công tác dự báo tình hình, dự báo nhu cầu sử dụng của các loại vật tư y tế, trang bị phòng hộ phục vụ công tác phòng, chống dịch...
Phát biểu chỉ đạo, ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế cảm thông và chia sẻ những khó khăn mà CDC đã trải qua trong năm qua. Lãnh đạo Sở Y tế cũng đề nghị khắc phục vấn đề báo cáo số liệu, “làm sạch” dữ liệu đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Công tác truyền thông phải súc tích, ngắn gọn , dễ hiểu, nhanh chóng. Công tác phòng chống sốt xuất huyết cần được đẩy mạnh hơn nữa, quan tâm công tác báo cáo ca bệnh chính xác, xử lý ổ dịch triệt để, tuyên truyền người dân dọn vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở. Đẩy mạnh các chương trình khác như: chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ và trẻ em; phòng chống HIV/AIDS; Methadone; phòng chống bệnh không lây nhiễm; uống Vitamin A; xét nghiệm... Các chương trình cần thực hiện lồng ghép, linh động, tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên và liên tục. Cần tuân thủ nguyên tắc nhập-xuất hàng, có khảo sát, đánh giá công tác dự trù, không để thiếu hóa chất, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.

Nguồn tin: Tin, ảnh: Thiên Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Quan trắc môi trường
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay22,935
  • Tháng hiện tại543,108
  • Tổng lượt truy cập19,357,237
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây