Sở Y tế chỉ đạo tăng cường giám sát viêm phổi nặng do vi rút

Thứ hai - 27/02/2023 20:28
Sở Y tế Cần Thơ vừa gửi công văn khẩn đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế quận/huyện, cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố về việc tăng cường giám sát viêm phổi nặng do vi rút.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan đầu mối quốc tế của Việt Nam tại tỉnh Prey Veng, Campuchia (có đường biên giới với tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam), mới ghi nhận 2 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút gia cầm độc lực cao A(H5N1), trong đó có 1 trường hợp tử vong và một số trường hợp bệnh nghi ngờ.
Sở Y tế yêu cầu các đơn vị nghiêm túc và khẩn trương thực hiện các công việc sau. Cụ thể: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tập trung giám sát, phát hiện trường hợp viêm phổi nặng do vi rút tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử đi/đến/ở từ vùng dịch, kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TPHCM xét nghiệm tác nhân gây bệnh. Chỉ đạo bộ phận Kiểm dịch y tế quốc tế phối hợp với Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ giám sát chặt chẽ người nhập cảnh đi đến ở từ vùng có dịch cúm gia cầm A(H5N1). Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y trong công tác kiểm dịch, giám sát gia cầm, thủy cầm vào Việt Nam qua cửa khẩu và các đường mòn lối mở để phát hiện sớm ổ dịch cúm trên gia cầm; kịp thời tham mưu Sở Y tế về công tác phòng chống viêm phổi nặng do vi rút trên địa bàn thành phố; tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
Các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút đến khám và điều trị tại đơn vị, đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử đi/đến/ở từ vùng dịch. Thông báo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút và chùm ca bệnh viêm hô hấp nghi do vi rút để phối hợp, điều tra xử lý, lấy và vận chuyển mẫu bệnh phẩm. Thường xuyên tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong Bệnh viện nhằm tránh lây nhiễm chéo, bùng phát ổ dịch. Chuẩn bị sẵn thuốc, vật tư, hóa chất, nhân lực thu dung điều trị.
Trung tâm Y tế quận/huyện tăng cường giám sát các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh/ổ dịch cúm và viêm đường hô hấp chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng và các cơ sở y tế để phối hợp triển khai xử lý kịp thời hạn chế lây lan ra diện rộng, lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Tham mưu UBND quận/huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương đặc biệt là ngành giáo dục trong việc tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch cúm cho cộng đồng. Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế thực hiện thu dung, điều trị người bệnh viêm phổi nặng do vi rút theo các phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế.
Để phòng bệnh cúm gia cầm lây sang người tại hộ gia đình, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khuyến cáo người dân cần thực hiện những biện pháp sau:
1. Khi có gia cầm bệnh hoặc chết, cần báo ngay cho cơ quan chức năng ở địa phương (UBND xã/phường, cán bộ thú y, trạm y tế).
2. Tuyệt đối không được giết mổ, sử dụng, tiếp xúc gần với gia cầm hoặc sản phẩm gia cầm bệnh hoặc nghi bệnh.
Khi giết mổ, chế biến thịt, trứng gia cầm cần lưu ý:
- Sử dụng thịt, trứng gia cầm đã qua kiểm dịch.
- Sau khi giết mổ, chế biến cần rửa sạch: tay, dụng cụ chế biến (dao, thớt, tô đựng...), khu vực giết mổ bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn khác.
- Nấu chín kỹ thịt, trứng gia cầm.
3. Khi có người sốt cao, ho, đau họng, nhức đầu, mệt mỏi, khó thở... mà có sự tiếp xúc với gia cầm trước đó thì đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho cán bộ y tế biết về sự tiếp xúc với gia cầm trước đó của mình.
4. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại bằng Chloramine B hoặc các chất khử khuẩn khác.

Nguồn tin: BBT CDC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay12,302
  • Tháng hiện tại147,891
  • Tổng lượt truy cập22,509,065
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây