Tập huấn triển khai sử dụng vắc xin DPT - VGB - Hib do Viện huyết thanh Ấn Độ sản xuất (SII) trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Thứ sáu - 06/12/2019 04:46
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ vừa mới tổ chức tập huấn triển khai kế hoạch hướng dẫn sử dụng vắc xin DPT - VGB - Hib do Viện huyết thanh Ấn Độ (SII) sản xuất cho gần 200 cán bộ tham gia công tác tiêm chủng tại Trung tâm Y tế quận, huyện và các Trạm Y tế trên địa bàn thành phố.
Giảng viên Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh trao đổi, giải đáp một số thắc mắc tại buổi tập huấn triển khai kế hoạch hướng dẫn sử dụng vắc xin DPT - VGB - Hib do Viện huyết thanh Ấn Độ (SII) sản xuất.
Giảng viên Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh trao đổi, giải đáp một số thắc mắc tại buổi tập huấn triển khai kế hoạch hướng dẫn sử dụng vắc xin DPT - VGB - Hib do Viện huyết thanh Ấn Độ (SII) sản xuất.
Tại buổi tập huấn, giảng viên Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ đã giới thiệu, hướng dẫn sử dụng vắc xin phối hợp DPT - VGB - Hib do Viện huyết thanh Ấn độ (SII) sản xuất trong tiêm chủng mở rộng; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, triển khai vắc xin 5 trong 1 và các trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm chủng…

Vắc xin phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (DPT-VGB-Hib) do Viện huyết thanh Ấn Độ sản xuất (SII) có thành phần tương tự như vắc xin ComBE Five và vắc xin Quinvaxem đã sử dụng trong tiêm chủng mở rộng, gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, giải độc tố vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt (toàn tế bào), kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b (Hib). Vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib.

Bộ Y tế đã cho phép sử dụng đồng thời vắc-xin DPT-VGB-Hib (SII) và vắc-xin ComBE Five trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng vắc-xin, tránh bị thiếu vắc-xin nhất là các loại phải nhập khẩu. Từ tháng 01/2020, thành phố Cần Thơ chính thức triển khai đưa vào sử dụng loại vắc xin này cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi và không được sử dụng để tiêm cho trẻ sơ sinh. Nếu liều vắc xin nào bị bỏ lỡ hoặc tiêm muộn thì cần tiêm bổ sung càng sớm càng tốt vào thời gian sau đó và không cần phải tiêm lại từ đầu. Chú ý khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng.
Được biết, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã phân bổ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ với số lượng 9.000 liều vắc xin (DPT-VGB-Hib) do Viện huyết thanh Ấn Độ sản xuất (SII). Dự kiến, có khoảng 3.000 liều/tháng được triển khai tiêm tại 83 Trạm Y tế xã, phường và 2 Phòng Y tế cơ sở trên địa bàn.  

Theo Bộ Y tế, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, các địa phương cần tuân thủ đầy đủ quy trình tiêm chủng an toàn, thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng, tư vấn bà mẹ theo dõi phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng, khi phát hiện dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Các bậc cha mẹ cần phối hợp với cán bộ y tế trong quá trình đưa con đi tiêm chủng và theo dõi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng. Để phòng bệnh hiệu quả cho trẻ em, các bậc phụ huynh hãy cho con em mình đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
                                                                     Tin, ảnh: MẠNH NGUYỄN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Quan trắc môi trường
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập166
  • Máy chủ tìm kiếm47
  • Khách viếng thăm119
  • Hôm nay17,230
  • Tháng hiện tại422,420
  • Tổng lượt truy cập19,838,096
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây