Tăng cường các công tác phòng, chống bệnh dịch tay chân miệng

Thứ năm - 17/08/2023 03:21
Hiện nay, bệnh tay chân miệng (TCM) trên địa bàn TP Cần Thơ diễn biến hết sức phức tạp. Số ca độ 2b và độ 3 tăng hơn so với cùng kỳ. TCM mắc ở các lứa tuổi nhưng nhóm trẻ dưới 3 tuổi vẫn là nhóm tuổi mắc bệnh chủ yếu. Cần tăng cường hơn nữa các công tác phòng chống bệnh TCM trong cộng đồng.
Ông Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc CDC Cần Thơ kiểm tra bảng tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tại Nhóm trẻ ở phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt.
Ông Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc CDC Cần Thơ kiểm tra bảng tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tại Nhóm trẻ ở phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt.
* Tăng cường giám sát, điều trị
Vừa qua, Sở Y tế có công văn tăng cường công tác giám sát, phòng, chống và điều trị bệnh TCM gửi đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC), Bệnh viện Đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, nêu cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác tiếp nhận, khám, chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, chuyển tuyến người bệnh TCM.
CDC Cần Thơ kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo bệnh TCM của các cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo tất cả trường hợp bệnh TCM nội trú, ngoại trú được báo cáo trong vòng 24 giờ sau chẩn đoán. Chỉ đạo Trung tâm Y tế quận/huyện thực hiện nghiêm việc điều tra, xử lý ngay trong vòng 48 giờ khi phát hiện ca bệnh hoặc ổ dịch; hướng dẫn cách sử dụng Cloramin B cho người dân, trường học; gửi Viện Pasteur TP HCM báo cáo chi tiết và phiếu điều tra tử vong trong vòng 48 giờ; thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm các bệnh nhân có độ lâm sàng từ 2b trở lên.
PC BENH TCM 0002
Đoàn công tác CDC Cần Thơ thăm hỏi gia đình có con nhỏ bị mắc bệnh TCM, giám sát công tác xử lý ca bệnh tại địa phương.

Phối hợp ngành Giáo dục triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh như: phát hiện, báo cáo sớm; đồng thời cho trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời; thực hiện vệ sinh lớp học và môi trường; hướng dẫn rửa tay thường xuyên nước sạch tại các cơ sở giáo dục vẫn hoạt động trong kỳ nghỉ hè, đặc biệt mầm non, trường mẫu giáo. Đối với các cơ sở giáo dục không hoạt động hè, thực hiện vệ sinh lớp học, môi trường và chuẩn bị kế hoạch phòng chống bệnh khi trẻ em, học sinh quay lại trường.
Bộ phận Y tế trường học phối hợp bộ phận Kiểm soát bệnh truyền nhiễm tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, người chăm sóc trẻ, người chuẩn bị thức ăn về công tác phòng chống dịch, phát hiện các dấu hiệu bệnh, dấu hiệu chuyển nặng của bệnh và thay đổi hành vi như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho cả trẻ em, người lớn. Tiếp tục tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ tới người dân về dấu hiệu bệnh, dấu hiệu chuyển nặng và biện pháp phòng chống bệnh TCM.
Các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập cần lưu ý trong chẩn đoán, điều trị bệnh TCM; đảm bảo phát hiện sớm, phân độ lâm sàng đúng và đầy đủ, theo dõi chặt, điều trị kịp thời; chuẩn bị sẵn sàng thuốc điều trị, phương tiện hồi sức cấp cứu. Những trường hợp bệnh nặng, chuyển tuyến cần tiến hành ngay hội chẩn từ xa trước với các bệnh viện tuyến trên như: BV Nhi đồng 1, BV Nhi đồng 2, BV Nhi đồng TP HCM, BV Bệnh Nhiệt đới theo hướng dẫn.
* Tăng cường công tác truyền thông
Theo báo cáo của CDC Cần Thơ, thời gian qua, CDC tăng cường truyền thông về bệnh TCM tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non trên địa bàn. Trong đó, chú trọng truyền thông đối với các trường mầm non từ thục, nhóm trẻ gia đình. Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo các cơ sở giáo dục đào tạo có đủ các phương tiện để thực hiện rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay thường xuyên, đúng cách, thuận tiện.
CDC Cần Thơ phối hợp BV Nhi đồng TP Cần Thơ tập huấn chia sẻ kinh nghiệm giám sát, báo cáo, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh TCM.
PC BENH TCM 0003
Khu vực rửa tay của trẻ tại Nhóm trẻ ở phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt. Tất cả các trẻ đều được cô giáo hướng dẫn rửa tay đúng cách bằng xà phòng.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho giáo viên, bảo mẫu tại các trường mầm non kiến thức cơ bản về bệnh TCM, nguyên nhân gây bệnh, đường lây truyền bệnh, những biểu hiện sớm của bệnh để có thể đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế. Đặc biệt hướng dẫn cách phòng bệnh, cách vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa, lớp học, đồ dùng của trẻ…
Địa phương chủ động dự trù, mua sắm các vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm đảm bảo đáp ứng với tình hình dịch. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
Trung tâm Y tế quận/huyện tăng cường truyền thông trên Đài Truyền thanh. Giám sát các ca bệnh TCM khi được thông báo từ BV Đa khoa quận/huyện, có thông báo phản hồi cho các phường/xã. Phát hiện sớm ổ dịch kết hợp với Trạm y tế ở địa phương đi điều tra và xử lý bệnh tại cộng đồng.
Trạm Y tế phân công cán bộ phối hợp cùng Trưởng ấp/khu vực giám sát việc phòng bệnh tại tất các các nhóm trẻ gia đình, nhà trẻ trong địa bàn phụ trách; giám sát chặt chẽ các ca bệnh TCM hằng ngày, điều tra xử lý ngay các ca bệnh theo quy định; phát thanh trên loa đài; tổ chức mạng lưới, phân công cụ thể cộng tác viên truyền thông trực tiếp và vận động các hộ gia đình có con dưới 3 tuổi tại cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng ngừa TCM tại gia đình.
Bên cạnh đó, Sở Y tế đề nghị sự hỗ trợ của ban ngành, đoàn thể cùng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh TCM. Đặc biệt, Sở Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo cho các trường mầm non, nhà trẻ trong địa bàn cần tiếp tục duy trì thực hiện các nội dung cụ thể sau: Thầy, cô giáo, hoặc người hướng dẫn tại nhà trẻ phải theo dõi hàng ngày, đặc biệt khi trẻ đến lớp, phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước để thông báo cho gia đình và cơ quan y tế xử lý kịp thời. Bảo đảm tất cả trẻ em thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt xử lý hợp vệ sinh phân của trẻ tại trường học để tránh lây lan mầm bệnh. Cách ly y tế tại nhà đối với trẻ mắc bệnh, không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. Làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi, nhà vệ sinh thường xuyên hàng ngày bằng nước xà phòng và lau chùi khử khuẩn bằng Cloramin B hoặc nước Javel vào thứ sáu hàng tuần. Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc: ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh, thầy cô giáo các kiến thức về các biện pháp phòng chống bệnh TCM.
Nội dung thông điệp truyền thông:
+ Cho trẻ ăn chín, uống chín. Dụng cụ ăn uống của trẻ phải đảm bảo vệ sinh.
+ Thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ và người giữ trẻ bằng nước sạch và xà phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ; không cho trẻ mút tay và đưa đồ chơi lên miệng.
+ Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh hoạt và các vật dụng, đồ chơi của trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường.       
+ Khi thấy trẻ sốt và nổi bóng nước ở bàn tay, bàn chân và niêm mạc miệng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và thông báo cho nhà trường, cơ sở y tế địa phương.

Nguồn tin: Bài, ảnh: Quỳnh Chi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay16,213
  • Tháng hiện tại141,919
  • Tổng lượt truy cập23,880,468
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây