NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

Thứ sáu - 03/06/2022 02:14
BenhDauMuaKhi
BenhDauMuaKhi
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1958, trường hợp mắc bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Công-gô. Bệnh có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
- Bệnh thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
- Thời gian ủ bệnh  từ  05 - 21 ngày (thường từ 06 - 13 ngày).
- Bệnh đậu mùa khỉ có các biểu hiện triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH TẠM THỜI
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường.
Che miệng khi ho, hắt hơi.
Trường hợp nghi ngờ nếu có các triệu chứng cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế, chủ động tự cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.
Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần lưu ý:
- Tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ.
- Không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã.
- Không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ.
- Không ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.
Mặc dù, mỗi quốc gia đưa ra những khuyến cáo phòng bệnh khác nhau nhưng điều quan trọng nhất nếu một người nghi mắc đậu mùa khỉ là cần phải đến bệnh viện sớm để ngăn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Nguồn tin: BSCKI. Trường Quốc Chiến - Trưởng khoa TTGDSK-CDC Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay12,446
  • Tháng hiện tại151,608
  • Tổng lượt truy cập23,890,157
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây