NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐƯA TRẺ ĐI TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN NGỪA BẠI LIỆT (IPV)

Thứ hai - 05/09/2022 22:59
Từ ngày 14 đến 17/9/2022, thành phố Cần Thơ sẽ triển khai Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin bại liệt (IPV) tại các điểm tiêm trường học và Trạm Y tế của 9 quận/huyện. Trẻ thuộc đối tượng tiêm bổ sung vắc xin bại liệt (IPV) là những trẻ sinh ra từ ngày 01/3/2016 đến ngày 28/02/2018, chưa được tiêm vắc xin IPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên.
Cũng giống như các vắc xin khác, sau khi tiêm vắc xin IPV có thể gặp phản ứng không mong muốn. Các phản ứng thông thường tại chỗ tiêm như đau, quầng đỏ, phản ứng sốt vừa thoáng qua, phản ứng khác rất hiếm gặp.  
Khi cho trẻ đi tiêm bổ sung vắc xin IPV, phụ huynh cần lưu ý:
- Cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
- Về nhà, tiếp tục theo dõi trẻ ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng; quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; cho trẻ ăn đủ bữa, đủ số lượng, thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm; không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm. Các dấu hiệu cần theo dõi: tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…)
- Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo; dùng thuốc theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Nếu phát hiện bất thường gì về sức khỏe của trẻ thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý. Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu: quấy khóc dai dẳng; vật vã, lừ đừ, rút lõm hõm ức, bụng; tím môi, thở ậm ạch; sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; da nổi vân tím, chi lạnh.
Theo Bộ Y tế, từ tháng 6/2016, Việt Nam thực hiện chuyển đổi vắc xin uống ngừa bại liệt từ 3 tuýp (tOPV) thành 2 tuýp (bOPV gồm tuýp 1 và 3) trên toàn quốc cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi, đồng thời triển khai tiêm 1 mũi vắc xin ngừa bại liệt IPV (bao gồm tuýp 1, 2, 3) cho trẻ 5 tháng tuổi trên toàn quốc từ tháng 9/2018. Trong giai đoạn từ khi ngừng sử dụng vắc xin tOPV vào tháng 5/2016 đến thời điểm triển khai vắc xin IPV vào tháng 9/2018, có khoảng 3,4 - 4 triệu trẻ thuộc diện đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm vắc xin IPV để phòng bệnh bại liệt do vi rút tuýp 2. Đánh giá tồn lưu miễn dịch với bại liệt do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện trong năm 2017-2018 trên nhóm đối tượng chưa được tiêm chủng vắc xin IPV cho thấy chỉ có 13,1% nhóm trẻ nêu trên có kháng thể vi rút kháng bại liệt tuýp 2. Tồn lưu miễn dịch này giảm nhanh sau 4 tháng theo dõi bởi phần lớn là kháng thể do mẹ truyền. Do đó, Ủy ban nghiên cứu về bại liệt của WHO toàn cầu đã khuyến cáo về sự cần thiết việc tiêm chủng vắc xin IPV ở Việt Nam.
Tiêm bổ sung vắc xin ngừa bại liệt IVP cho các đối tượng chưa được tiêm trước khi triển khai tiêm IPV trong tiêm chủng thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa nguy cơ dịch bại liệt quay trở lại và đảm bảo giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt.

 

Nguồn tin: CDC Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm61
  • Hôm nay8,084
  • Tháng hiện tại156,639
  • Tổng lượt truy cập23,412,974
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây