Hội thảo khởi động tăng cường truyền thông và gắn kết cộng đồng trong phòng ngừa rủi ro dịch bệnh COVID-19

Thứ hai - 22/06/2020 23:54
Ngày 19/6/2020, tại Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ diễn ra Hội thảo khởi động tăng cường truyền thông và gắn kết cộng đồng trong phòng ngừa rủi ro dịch bệnh COVID-19 do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCI) tài trợ.
Các đại biểu tham dự tại hội thảo
Các đại biểu tham dự tại hội thảo
Dự án “Tăng cường truyền thông và gắn kết cộng đồng trong phòng ngừa rủi ro dịch bệnh COVID-19” được triển khai tại Hà Nội và 13 xã, 26 trường (tiểu học và trung học cơ sở) của 5 tỉnh/thành gồm: Sơn La, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị và TP Cần Thơ. Thời gian triển khai thực hiện dự án từ tháng 5/2020 đến 9/2020. Đơn vị thực hiện SCI phối hợp với TTGDSK Trung ương và Vụ Truyền thông - Thi đua - Khen thưởng (Bộ Y tế) cùng các đối tác 5 tỉnh/thành triển khai thực hiện dự án. Ngân sách tổng dự án là 317.344 USD (được chia đều cho 5 tỉnh/thành dự án, với kinh phí thực hiện là 63.469 USD).
Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường truyền thông thay đổi hành vi của cộng đồng về phòng, chống dịch COVID-19. Dự án bao gồm các mục tiêu cụ thể như: Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành và các đối tác liên quan trong phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19; truyền tải thông điệp thân thiện với cộng đồng về dịch COVID-19 (bao gồm cung cấp hướng dẫn, thông tin phòng ngừa và phản hồi cho các nhóm dễ bị tổn thương nhất ở những vùng sâu, vùng xa). 
Riêng tại thành phố Cần Thơ, dự án được triển khai thực hiện tại 2 xã Thới Đông và Thới Xuân thuộc huyện Cờ Đỏ. Đơn vị triển khai thực hiện dự án là: Hội Chữ thập đỏ thành phố phối hợp cùng Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố; Sở Y tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình; Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc cùng các ban ngành đoàn thể hữu quan… Tập trung vào các mục tiêu cụ thể chính như: Nâng cấp hệ thống loa truyền thanh hiện tại của 2 xã và cung cấp một số thiết bị truyền thanh cho cộng đồng (loa di động, loa cầm tay) để tăng cường hiệu quả các hoạt động truyền thông; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, cán bộ xã, giáo viên cùng cán bộ có liên quan tại cộng đồng về truyền thông phòng, chống dịch bệnh… Ngoài ra, tổ chức truyền thông trực tiếp mỗi sự kiện về phòng, chống dịch bệnh theo hình thức sân khấu hóa cho toàn bộ học sinh của trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn triển khai thực hiện dự án. Qua đó, nhằm thu hút sự tham gia của các em cũng như nâng cao nhận thức hiểu biết về những việc cần làm để phòng bệnh.
Tại buổi hội thảo, các đại biểu tham dự đánh giá cao vai trò và ý nghĩa của dự án mang lại; đồng thời, nhận được sự đồng thuận và những ý kiến đóng góp, chia sẻ cũng như sự phối hợp hiệu quả các sở ban ngành, đoàn thể, trong đó hoạt động truyền thông và gắn kết cộng đồng trong phòng ngừa rủi ro dịch bệnh COVID-19 sẽ mang lại hiệu quả duy trì tốt cho dự án. Từ đó, khuyến khích thay đổi hành vi trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại cộng đồng ở các xã.                      
                                                                      Tin, ảnh: MẠNH NGUYỄN

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Quan trắc môi trường
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Máy chủ tìm kiếm76
  • Khách viếng thăm162
  • Hôm nay22,935
  • Tháng hiện tại544,691
  • Tổng lượt truy cập19,358,820
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây