Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về chống dịch COVID-19

Thứ năm - 23/04/2020 03:00
Chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc xem xét danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ và đưa ra các quyết sách mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, tính đến 12h ngày 22/4, thế giới ghi nhận hơn 2,557 triệu trường hợp mắc tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ; 177.641 trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam, từ ngày 17/4 không ghi nhận trường hợp mắc mới; 222 trường hợp đã khỏi bệnh, chiếm 83% tổng số bệnh nhân. Ba bệnh nhân diễn biến nặng (số 20, 91, 161) đang được điều trị tích cực và đã có tiến triển trong những ngày gần đây.
Liên quan đến trường hợp bệnh nhân số 268 ghi nhận tại Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, tỉnh đã lấy 358 mẫu xét nghiệm, trong đó 302 mẫu có kết quả âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.
Ban Chỉ đạo Quốc gia đã theo dõi sát diễn biến dịch bệnh thời gian qua, tham khảo dự báo, phân tích và đề xuất của các nhà khoa học, nhóm chuyên gia và thống nhất tiêu chí các ca bệnh phát hiện tại cộng đồng là yếu tố quan trọng trong phân loại địa phương theo nhóm nguy cơ.
Cụ thể: Nhóm nguy cơ cao là các địa phương còn ca mắc tại cộng đồng trong vòng 14 ngày; nhóm có nguy cơ là các địa phương có ca mắc tại cộng đồng trong khoảng thời gian từ 15 đến 28 ngày; nhóm nguy cơ thấp là các địa phương trên 28 ngày không ghi nhận ca mắc tại cộng đồng.
Tổng hợp các tiêu chí và phân tích tổng thể về dịch tễ học, Ban Chỉ đạo đề xuất danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ.
Cụ thể: Nhóm nguy cơ cao có Hà Nội; nhóm nguy cơ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang; nhóm nguy cơ thấp là 59 địa phương còn lại.
Kiến nghị đối với nhóm nguy cơ cao là tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 1 tuần nữa (đến hết 30/4/2020). Tuy nhiên, kiến nghị Thủ tướng cho phép Chủ tịch UBND Thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Đối với nhóm có nguy cơ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch .
Đối với nhóm nguy cơ thấp, các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng.
Ngoài ra, với các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, có nhiều lao động tự do ở các thành phố lớn… cần hết sức chú trọng công tác phòng chống dịch cho các khu vực này.
UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế; tăng cường lấy mẫu những bệnh nhân có các triệu chứng của cảm cúm; người lao động tự do; người yếu thế; công nhân ở các khu nhà trọ làm xét nghiệm để phát hiện sớm, khoanh vùng, dập dịch.
Ban Biên tập (trích nguồn Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay8,947
  • Tháng hiện tại156,848
  • Tổng lượt truy cập23,895,397
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây