Nhiều biến chứng nguy hiểm từ bệnh tay chân miệng

Thứ hai - 06/11/2023 00:54
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện rải rác quanh năm tại hầu hết các địa phương. Vào khoảng thời gian giao mùa, thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng là thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh. Dịch tay chân miệng hiện nay có xu hướng tăng cao trong hai khoảng thời gian chủ yếu từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm.
Nhiều biến chứng nguy hiểm từ bệnh tay chân miệng.
Nhiều biến chứng nguy hiểm từ bệnh tay chân miệng.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi có biểu hiện sốt cao và nôn nhiều dễ dẫn đến biến chứng. Biến chứng tay chân miệng bao gồm biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp, thường xuất hiện sớm khoảng từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh (trong giai đoạn toàn phát). Những biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng là viêm não - viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Trong trường hợp không gặp biến chứng, hầu như các trẻ có thể hồi phục hoàn toàn từ 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát.
Những biến chứng của tay chân miệng, gồm:
- Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy, với những biểu hiện: Rung giật cơ (giật mình chới với): Co giật từng cơn ngắn 1 - 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu vào giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa; Bứt rứt, ngủ gà, chới với, run chi, đi loạng choạng, mắt nhìn ngược; Rung giật nhãn cầu; Tăng trương lực cơ; Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp); Liệt dây thần kinh sọ não; Hôn mê là biến chứng nặng, thường kèm theo suy hô hấp, suy tuần hoàn.
- Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch. Những dấu hiệu nhận biết bao gồm: Mạch nhanh (trên 150 lần/phút); Thời gian làm đầy mao mạch chậm (trên 2 giây); Biểu hiện rối loạn vận mạch, da nổi vân tím, đổ mồ hôi, tứ chi lạnh, có thể chỉ khu trú tại một vùng cơ thể (tay hoặc chân,...);
- Khó thở: Bệnh nhi thở nhanh, nông, khò khè, ngực rút lõm, hơi thở rít thanh quản, không đều;
- Phù phổi cấp: Trẻ sùi bọt hồng, khó thở, da tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có lẫn máu hay bọt hồng.
- Biến chứng đối với thai kỳ: Một số bằng chứng cho thấy, nhiễm bệnh tay chân miệng trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ dẫn đến sảy thai, mặc dù tỷ lệ xảy ra rất hiếm. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn nên phòng ngừa bằng cách hạn chế tiếp xúc gần với những người đang mang bệnh. Bà bầu bị tay chân miệng có thể vượt qua bệnh để sinh con và em bé sinh ra với căn bệnh này thường chỉ biểu hiện những triệu chứng nhẹ.

Nguồn tin: Tin: Đỗ Quyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Quan trắc môi trường
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay20,511
  • Tháng hiện tại630,458
  • Tổng lượt truy cập20,046,134
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây