Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơhttp://cdccantho.vn/uploads/cdc-logo-final-2-120x120.png
Thứ tư - 15/11/2023 06:11
Thực hiện kế hoạch hành động số 1770/KH-KSBT ngày 17/10/2023 về Chương trình Phòng, chống bệnh không lây nhiễm năm 2023, vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức lớp tập huấn chuyên môn kỹ thuật điều tra tỷ lệ bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan ở người từ 30-69 tuổi tại TP Cần Thơ năm 2023.
Tại lớp tập huấn, cán bộ Khoa Phòng chống bệnh không lây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ đã hướng dẫn, triển khai những nội dung như: Kế hoạch điều tra; Phổ biến phần mềm thống kê quản lý bệnh không lây nhiễm; Công bố danh sách cụm và thời gian điều tra; Hướng dẫn kỹ thuật; Phương pháp thu thập thông tin tại xã được chọn điều tra,… Được biết, hoạt động điều trađánh giá thực trạng bệnh không lây tại thành phố Cần Thơ năm 2023 được thực hiện tại 30 cụm xã/phường của 9 quận/huyện, trong thời gian từ ngày 24/10-3/11/2023.
Theo kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm năm 2023, phòng bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ, các hoạt động ưu tiên triển khai bao gồm: Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ của bệnh; Củng cố mô hình quản lý điều trị tại trạm y tế (dự phòng, chẩn đoán, quản lý điều trị). Củng cố liên thông điều trị các tuyến. Mở rộng quản lý các bệnh không lây nhiễm khác: ung thư, tâm thần, COPD; Củng cố phần mềm quản lý bệnh, mở rộng phần mềm đến các bệnh viện công/tư trong thành phố để quản lý bệnh nhân liên thông các tuyến dựa trên mã số BHYT hoặc CCCD; Nâng cao năng lực quản lý điều trị bệnh cho cán bộ y tế các cấp; Điều tra chỉ số bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường cùng một số yếu tố liên quan trong cộng đồng; Sàng lọc bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng; Tiếp tục vận động người dân sử dụng muối I ốt thường xuyên. Các hoạt động nhằm mục tiêu tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh tim mạch, đái tháo đường nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Bên cạnh đó, nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng muối I ốt thường xuyên để phòng các rối loạn do thiếu hụt I ốt.
Vắc xin uốn ván – bạch hầu hấp phụ (Td) được chỉ định cho trẻ em lứa tuổi lớn (từ 7 tuổi trở lên) và người lớn nhằm gây miễn dịch, phòng các bệnh uốn ván và bạch hầu.