Tập huấn sàng lọc và điều trị tiền sản giật cho cán bộ y tế năm 2024

Thứ sáu - 15/11/2024 23:29
Ngày 14/11/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC Cần Thơ) tổ chức lớp Tập huấn sàng lọc và điều trị tiền sản giật cho cán bộ y tế năm 2024. Ông Hà Tấn Vinh, Phó Giám đốc CDC Cần Thơ dự lớp tập huấn.
Ông Hà Tấn Vinh, Phó Giám đốc CDC Cần Thơ phát biểu khai mạc tập huấn sàng lọc và điều trị tiền sản giật cho cán bộ y tế năm 2024.
Ông Hà Tấn Vinh, Phó Giám đốc CDC Cần Thơ phát biểu khai mạc tập huấn sàng lọc và điều trị tiền sản giật cho cán bộ y tế năm 2024.
BS.CKII Đỗ Thị Minh Nguyệt, Phó trưởng khoa Sản bệnh, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ đã trình bày về Tiền sản giật và sản giật; Chẩn đoán và điều trị hội chứng Hellp; Hôn mê nhiễm toan Ceton do đái tháo đường ở phụ nữ có thai; Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường ở phụ nữ có thai; Hôn mê hạ đường huyết ở phụ nữ có thai…
Theo bác sĩ, tiền sản giật và sản giật là một bệnh có liên quan đến biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan, do nhiều yếu tố gây ra bệnh và cũng dễ xuất hiện ở những sản phụ mang một số yếu tố nguy cơ như béo phì, tăng huyết áp, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
TAP HUAN TIEN SAN GIAT 02
BS.CKII Đỗ Thị Minh Nguyệt, Phó trưởng khoa Sản bệnh, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ trình bày tại lớp tập huấn sàng lọc và điều trị tiền sản giật cho cán bộ y tế năm 2024.

Các biến chứng của thai nhi có thể xảy ra như: Đẻ non, suy tử cung rau cấp tính: do có hiện tượng nhồi máu rau, rau bong non dẫn đến suy thai, thai chết lưu; Suy tử cung rau mạn tính làm thai kém phát triển; Đa ối. Các biến chứng của thai phụ gồm: Co giật, phù não; Suy thận cấp; Phù và tụ máu dưới bao gan; Đông máu nội quản rải rác trong lòng mạch (DIC); Giảm tiểu cầu: có thể đơn độc hoặc trong bệnh cảnh DIC; Phù phổi cấp huyết động; Hội chứng HELLP: có thể gặp khoảng 10%.
Yếu tố nguy cơ gây tiền sản giật và sản giật ở phụ nữ mang thai gồm: Sinh con lần đầu tiên; Tuổi mẹ trên 40 tuổi khi mang thai; Tăng huyết áp mạn tính; Mang thai nhiều lần; Có tiền sử gia đình về sản giật, tiền sản giật; Mẹ béo phì, hút thuốc lá, có bệnh lý về mạch máu (viêm mạch..), đái tháo đường.
TAP HUAN TIEN SAN GIAT 03
Toàn cảnh lớp tập huấn sàng lọc và điều trị tiền sản giật cho cán bộ y tế năm 2024.

Theo Hướng dẫn Chẩn đoán và xử trí tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai, tiền sản giật là bệnh lý có nhiều biến chứng đối với cả mẹ và thai nhi, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, tử vong chu sinh trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến tăng huyết áp trong thai kỳ chiếm khoảng 14%. Tử vong chu sinh liên quan đến non tháng, khoảng 15-67%, thai chậm phát triển khoảng 10-25%. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của tiền sản giật – sản giật còn kéo dài sau sinh, liên quan đến các lần sinh tiếp theo và là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn tính và bệnh lý chuyển hóa về sau.
TAP HUAN TIEN SAN GIAT 04
Các đại biểu dự tập huấn sàng lọc và điều trị tiền sản giật cho cán bộ y tế năm 2024

Phác đồ điều trị dự phòng tiền sản giật – sản giật, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc Aspirin ở liều thấp và bổ sung đủ canxi trong thai kỳ có thể hạn chế được nguy cơ. Ngoài ra, để hạn chế và phòng ngừa tiền sản giật, thai phụ nên có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục; uống đủ nước; ngủ đủ giấc; ăn uống khoa học, duy trì cân nặng hợp lý; tuân thủ khám thai định kỳ nhằm kịp thời phát hiện những nguy cơ trong thai kỳ.

Nguồn tin: Tin, ảnh: Thiên Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay11,300
  • Tháng hiện tại105,667
  • Tổng lượt truy cập23,362,002
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây