Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơhttp://cdccantho.vn/uploads/cdc-logo-final-2-120x120.png
Thứ hai - 14/07/2025 13:22
Ông Trần Trường Chinh, Phó Giám đốc CDC Cần Thơ phát biểu khai mạc.
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Cần Thơ phối hợp với Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai tổ chức khóa tập huấn về Nâng cao năng lực của cán bộ y tế tại các đơn vị quản lý mẫu về tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và các yếu tố nguy cơ tim mạch tại tuyến y tế cơ sở” cho 60 học viên là bác sĩ đang tham gia quản lý chương trình, khám, điều trị bệnh tim mạch, đái tháo đường tại các bệnh viện, Trung tâm y tế và các Trạm y tế trên địa bàn. Ông Trần Trường Chinh, Phó Giám đốc CDC Cần Thơ đã đến dự.
Ths.BS Dương Ngọc Long - Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai đã cập nhật những kiến thức y khoa mới nhất trong điều trị và quản lý bệnh tim mạch tại lớp tập huấn.
Tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu là hai yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ - những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Việc phát hiện sớm, quản lý hiệu quả hai trạng thái này tại cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong công việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, giảm tải cho hệ thống y tế. Tại lớp tập huấn, các chuyên gia của Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai đã cập nhật những kiến thức y khoa mới nhất trong điều trị và quản lý bệnh tim mạch, các yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến như tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, các kỹ năng thực hành, quy trình tầm soát, chẩn đoán và quản lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu ngay tại tuyến cơ sở, qua đó, giúp đội ngũ cán bộ y tế nâng cao năng lực chuyên môn, chủ động trong công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đặc biệt, kỹ năng tư vấn thay đổi lối sống và giáo dục sức khỏe cho người dân...
Quang cảnh lớp tập huấn.
Thông qua lớp tập huấn các học viên đã được trang bị kỹ năng cần thiết để đánh giá, chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu - hai yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và quản lý hiệu quả các bệnh không lây nhiễm tại địa phương.