Vắc xin giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phế cầu

Chủ nhật - 05/01/2025 22:06
Vắc xin Pneumovax 23
Vắc xin Pneumovax 23
Vắc xin Pneumovax 23 hay còn được biết đến với tên gọi vắc xin Polysaccharide phế cầu 23-valent, là vắc xin được chỉ định để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) gây ra như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)…
Vắc xin Pneumovax 23 nhắm mục tiêu vào 23 loại kháng nguyên khác nhau của vi khuẩn phế cầu, chiếm phần lớn trong số những tác nhân gây bệnh phế cầu xâm lấn, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19F, 19A, 20, 22F, 23F, 33F. Khi được tiêm vào cơ thể, các polysaccharide này kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể đặc hiệu, giúp nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn phế cầu khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
1.Nguồn gốc
Vắc xin Pneumovax 23 là sản phẩm do công ty dược phẩm đa quốc gia hàng đầu tại Mỹ – Merck Sharp & Dohme (MSD) nghiên cứu, phát triển và sản xuất. Đây là một trong những vắc xin phổ biến được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới để phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra.

2.Đường tiêm

  • Pneumovax 23 được tiêm dưới dạng dung dịch trong lọ đơn liều 0,5ml, qua đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, thường là vào bắp tay (cơ delta) ở người lớn.
  • Không được tiêm vào mạch máu và phải thận trọng để đảm bảo kim không đi vào mạch máu.
  • Không được tiêm vắc xin trong da vì có liên quan đến tăng các phản ứng tại chỗ.

3.Chống chỉ định

  • Những người có tiền sử dị ứng nặng, quá mẫn với bất kỳ thành phần, tá dược nào của vắc xin.
  • Người đang bị sốt cao hoặc có tình trạng nhiễm trùng cấp tính nên hoãn tiêm phòng cho tới khi hồi phục.

4.Sử dụng

  • CDC Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm chủng với Pneumovax 23 sau khi tiêm PCV 13
  • Đối với nhóm người từ 50 tuổi có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh và người 65 tuổi trở lên, CDC Hoa Kỳ (2023) khuyến cáo tiêm bổ sung vắc xin Pneumovax 23 theo sau PCV để tăng cường khả năng bảo vệ.

€≥ 65 tuổi

Đã tiêm PCV 13 trước đó

1 liều Pneumovax 23 sau liều PCV 13 ít nhất 1 năm

Đã tiêm PCV 13 và tiêm Pneumovax 23

trước 65 tuổi

1 liều Pneumovax 23 sau liều Pneumovax 23 đầu ít

 nhất 5 năm

€

19 – 64 tuổi có  tình

 trạng suy giảm miễn

dịch

Đã tiêm PCV 13 trước đó

2 liều Pneumovax 23 tăng cường sau liều cơ bản

PCV 13:

+ Lần 1: ít nhất 8 tuần sau PCV 13

+ Lần 2: ít nhất 5 năm sau liều Pneumovax 23 trước

Đã tiêm PCV 13 và tiêm Pneumovax 23

trước đó

1 liều Pneumovax 23 sau liều PCV 13 ít nhất 1 năm

và sau liều Pneumovax 23 đầu ít nhất 5 năm

Xem xét tái chủng Pneumovax 23 khi bệnh nhân qua tuổi 65

 

  • Khuyến cáo dự phòng phế cầu từ Hội hô hấp Việt Nam: Nếu đã từng tiêm vắc xin có ít type huyết thanh, cần xem xét tiêm bổ sung vắc xin có nhiều type huyết thanh hơn. Khi cần kết hợp, nên tiêm vắc xin PCV trước rồi kết hợp với PPSV với khoảng cách từ 2 tháng trở lên.

5.Liều dùng

        Một liều đơn 0,5 ml bằng cách tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

          Thời gian cụ thể và nhu cầu tiêm chủng lại nên được xác định dựa trên các khuyến cáo chính thức hiện có.

          Không khuyến cáo tiêm chủng lại ở khoảng cách dưới 3 năm do tăng nguy cơ phản ứng bất lợi.

          Tỷ lệ phản ứng tại chỗ và ở những người ≥ 65 tuổi, một số phản ứng toàn thân đã cho thấy là cao hơn khi tiêm chủng lại so với sau khi tiêm chủng cơ bản với khoảng cách 3-5 năm giữa các liều.

          Người lớn: Người lớn khỏe mạnh không nên tiêm chủng lại thường quy. Có thể xem xét tiêm chủng lại cho những người có tăng nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn nghiêm trọng là những người đã sử dụng vắc xin phế cầu hơn 5 năm trước hoặc những người đã được biết là giảm nhanh nồng độ kháng thể kháng phế cầu.

6.Tương tác thuốc

  • Có thể tiêm vắc xin Pneumovax 23 đồng thời với các vắc xin khác như vắc xin cúm, miễn là sử dụng các kim tiêm và ở các chi khác nhau. Việc sử dụng đồng thời cho thấy không có mối quan ngại nào về tính an toàn và không có bằng chứng về sự tương tác đáp ứng miễn dịch với các kháng nguyên có trong vắc xin.
  • Khả năng sinh đáp ứng miễn dịch giảm nếu sử dụng với các thuốc ức chế miễn dịch hoặc điều trị hóa trị liệu. Do vậy, cần xem xét và sắp xếp thời gian tiêm chủng hợp lý.

7.Tác dụng không mong muốn

  • Phản ứng tại vị trí tiêm: Đau, đỏ, sưng, nóng, chai cứng
  • Phản ứng toàn thân: Sốt nhẹ, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi

8.Bảo quản

  • Pneumovax 23 cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (36°F đến 46°F), tránh đông lạnh.
  • Phải đảm bảo rằng vắc xin được bảo quản đúng quy định trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả tối đa.
 

Nguồn tin: Khoa Dược - Vật tư Y tế, CDC Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
tuxetnghiem_phai
Thống kê
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay7,191
  • Tháng hiện tại250,188
  • Tổng lượt truy cập23,988,737
cdc tết nguyên đáng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây