Tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng

Thứ ba - 04/10/2022 21:05
Đầu tháng 9/2022, các cấp học trong cả nước đã bắt đầu bước vào năm học mới. Đây cũng là thời điểm mà theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), một số dịch bệnh trong trường học, nhất là tay chân miệng dễ bùng phát do tính chất lây lan nhanh và mức độ nguy hiểm cao.
Hàng năm, CDC Cần Thơ và ngành Giáo dục phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống dịch tại trường học
Hàng năm, CDC Cần Thơ và ngành Giáo dục phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống dịch tại trường học
Theo Công văn số 3491/BYT-DP ngày 12/9/2022 của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, qua báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm 20 tỉnh/thành phố khu vực phía Nam, từ đầu năm 2022 đến nay, ghi nhận 41.434 ca tay chân miệng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021.
Tại thành phố Cần Thơ, tính đến ngày 20/9/2022, ghi nhận 1.655 ca mắc tay chân miệng. Riêng tháng 8/2022, ghi nhận 194 ca số ca mắc, đã có chiều hướng giảm so với các tháng trước đó (tháng 5, 6, 7), giảm 170 ca so với tháng 7/2022.
Tại các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước, tình trạng trẻ mắc tay chân miệng cũng có xu hướng gia tăng, khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng vì những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Theo các bác sĩ, những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ mắc tay chân miệng gồm: các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, trong miệng và đôi khi xuất hiện ở mông, đầu gối của trẻ. Một trong những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc tay chân miệng là tình trạng loét miệng, thường ở vùng hầu họng (gần lưỡi gà), niêm mạc má, môi hoặc lưỡi. Loét miệng khiến trẻ đau rát, không chịu ăn uống, bỏ bú và và thường chảy nước miếng liên tục. Một số trẻ bị sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37℃-38℃. Những trẻ sốt cao trên 39℃ liên tục là một trong những dấu hiệu gợi ý trẻ bị tay chân miệng nghiêm trọng cần nhập viện để điều trị tốt hơn.
TAYCHAN MIENG02
Tại các cơ sở giáo dục, hướng dẫn học sinh thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

Khi trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ dẫn đến các biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp, nặng hơn là viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nguy cơ dẫn đến tử vong. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh hoặc thấy trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục 39℃ không hạ sau khi đã tích cực hạ sốt; giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần; run chi (thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm), yếu chi, đi đứng loạng choạng; đảo mắt bất thường; trẻ nôn ói nhiều, quấy khóc (dỗ không nín); co giật; thở mệt.
Theo Bộ Y tế, dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên; việc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch,... gia tăng trở lại sau khi đã kiểm soát dịch COVID-19 và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Nhằm chủ động kiểm soát và hạn chế dịch tay chân miệng có khả năng lây lan rộng vào thời điểm đỉnh dịch hằng năm - mùa tựu trường năm học mới, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh Sở Y tế các tỉnh/thành phố phối hợp với các Sở/Ban/Ngành liên quan và chỉ đạo các đơn vị thực hiện một số nội dung:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể, phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, huy động quần chúng dân nhân triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, xử lý ổ dịch kịp thời theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch như điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học, khu dân cư/ khu nhà trọ công nhân có đông trẻ em.
Triển khai mạnh mẽ hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo; phát hiện, cách ly sớm ca bệnh, thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường; hướng dẫn học sinh thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của chính quyền để đốc thúc công tác phòng chống dịch, kiểm tra công tác giám sát bệnh, vệ sinh phòng bệnh tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo và các hộ trông trẻ tại gia đình. Triển khai hoạt động truyền thông các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng đến người dân trong cộng đồng.
Ngành Y tế tăng cường sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, khống chế ổ dịch, cấp cứu, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc điều trị khi cần thiết.
Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.
Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, tuyên truyền tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí, truyền hình. Triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch; tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng. Chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và đáp ứng các tình huống dịch bệnh.
Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Nguồn tin: Bài, ảnh: Đỗ Quyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Quan trắc môi trường
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Hôm nay19,463
  • Tháng hiện tại561,686
  • Tổng lượt truy cập19,375,815
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây