Tập huấn công tác chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Thứ sáu - 19/07/2019 04:51
Thực hiện Kế hoạch số 1094/KH-SGDĐT ngày 2/5/2019 về tập huấn bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên mầm non và cán bộ quản lý năm học 2019-2020, vừa qua, trong hai ngày 17 và 18/7/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ tổ chức tập huấn công tác chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
BS.CKI Trần Văn Tuấn, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh tại lớp tập huấn
BS.CKI Trần Văn Tuấn, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh tại lớp tập huấn
Tham dự tập huấn có hơn 100 đại biểu là chuyên viên phụ trách giáo dục mầm non, hiệu trưởng, nhân viên y tế ở các trường mầm non, mẫu giáo của 9 quận/huyện. Chương trình tập huấn gồm các nội dung liên quan đến công tác dinh dưỡng cho trẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống và xử lý tai nạn thương tích, công tác phòng chống dịch bệnh.
BS.CKI Trần Văn Tuấn, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết trường học là nơi tập trung đông người nên các bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, bùng phát thành dịch nếu không tích cực phòng chống. Học sinh cũng là lứa tuổi dễ mắc bệnh vì sức đề kháng yếu hơn người lớn, nhất là đối tượng mẫu giáo, tiểu học. Để phòng bệnh cho trẻ, bác sĩ Tuấn khuyến cáo các cơ sở giáo dục cần lưu ý theo dõi tình hình dịch bệnh địa phương và sức khỏe của trẻ, khi phát hiện trẻ có bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị; thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế, trạm Y tế trên địa bàn theo số điện thoại đường dây nóng. Bên cạnh đó, hướng dẫn các em thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: như rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và vệ sinh răng miệng; đảm bảo vệ sinh ăn uống: đủ chất, vệ sinh; cô và bé giữ bàn tay sạch…; tăng cường công tác truyền thông cho học sinh và phụ huynh học sinh tự theo dõi sức khỏe hàng ngày của trẻ, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… cần thông báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm, cán bộ y tế trường học để cho học sinh nghỉ học khi hết triệu chứng của bệnh, đề phòng bệnh lây lan cho những trẻ khác.
Nguyệt Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Quan trắc môi trường
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm40
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay22,531
  • Tháng hiện tại541,819
  • Tổng lượt truy cập19,355,948
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây