Hội thảo chia sẻ “Kết quả đánh giá thực trạng các Trung tâm CDC tuyến tỉnh/thành phố năm 2021”

Thứ ba - 21/12/2021 00:09
Vừa qua, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức Hội thảo trực tuyến chia sẻ “Kết quả đánh giá thực trạng các Trung tâm CDC tuyến tỉnh/thành phố năm 2021”.
Các đại biểu tham dự hội thảo tại điểm cầu Sở Y tế TP Cần Thơ
Các đại biểu tham dự hội thảo tại điểm cầu Sở Y tế TP Cần Thơ
Đến dự có đại diện Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế; Cục Y tế dự phòng; Cục Phòng, chống HIV/AIDS; các Viện Vệ sinh Dịch tễ và Viện Pasteur; Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường; Viện Dinh dưỡng Quốc gia cùng lãnh đạo Sở Y tế và CDC của 63 tỉnh/thành phố…
Tại Hội thảo trực tuyến các đại biểu được nghe triển khai về mục tiêu và phương pháp đánh giá, cũng như một số kết quả chính về thực trạng triển khai tại các Trung tâm CDC tuyến tỉnh/thành phố.
Theo đó, vào tháng 11/2015, Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch 51/2015/TTLT-BYT-BNV nêu rõ thực hiện thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh (Center for Disease Control - CDC) trên cơ sở sáp nhập các trung tâm có cùng chức năng. Đến tháng 6 năm 2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư 26/2017/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CDC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lộ trình thực hiện kết thúc trước tháng 1 năm 2021. Việc triển khai CDC nhằm đáp ứng những thay đổi về mô hình bệnh tật và yêu cầu cải cách hành chính bộ máy của Chính phủ.
hoithaocdc2
Nhân viên y tế Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Cần Thơ đang thực hiện khám sàng lọc cho người dân trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. 
Quá trình triển khai CDC sau khi ra đời Thông tư 26 diễn ra nhanh và thuận lợi do đã hướng dẫn chi tiết về mô hình và chức năng, nhiệm vụ CDC tuyến tỉnh. Vào thời điểm 31/7/2019, đã có 52 tỉnh thực hiện. Trong số các tỉnh còn lại, chỉ có 3 tỉnh hiện đang xây dựng đề án.
Việc thành lập CDC gặp một số khó khăn trong giai đoạn mới thành lập. Đáng kể nhất phải kể đến là khó khăn về sắp xếp nhân sự hành chính và vị trí lãnh đạo, khó khăn về giữ người có trình độ chuyên môn cao cũng là một điểm được nhiều tỉnh đề cập đến. Cơ chế tài chính sau khi sáp nhập còn chưa rõ ràng, có sự chênh lệch nguồn thu/chi giữa các đơn vị riêng lẻ. Bên cạnh đó, do CDC cũng không có nguồn thu khác ngoài ngân sách nhà nước và của các chương trình y tế cho nên chưa thu hút và giữ được người có trình độ cao, đặc biệt là bác sĩ...
Tuy nhiên, việc triển khai mô hình mới giúp tinh giản các đầu mối về y tế dự phòng tại các tỉnh/thành, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý tập trung cũng như thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của nhà nước. Đa số các tỉnh đều báo cáo về việc hoàn thành chỉ tiêu chuyên môn ở hầu hết các chương trình được giao, từ mức 72-86%, tuy nhiên cũng có một số chỉ tiêu chuyên môn chưa đạt đúng theo yêu cầu đề ra…
Để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về dự phòng và kiểm soát bệnh tật ngày càng tốt hơn trong tình hình mới, ngành Y tế cần có những chế độ và chính sách đặc thù về đào tạo và đãi ngộ theo đúng tinh thần của Nghị quyết trung ương về nghề đặc biệt, đào tạo và đãi ngộ đặc biệt. Trong tương lai, Bộ Y tế xem xét thành lập CDC Trung ương nhằm đồng bộ hóa hệ thống quản lý cũng như chỉ đạo tuyến, thu thập thông tin và theo dõi giám sát hoạt động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC tại địa phương.

Nguồn tin: MẠNH NGUYỄN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

phunhoachat2
Siêu_âm
Lich Tiem
KSK
SKSS
Quan trắc môi trường
CacdichvuCDC
Tư vấn HIV/AIDS (phải)
Bảng giá vắc xin
BannerPhunHoaChat
Tin mới
Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Máy chủ tìm kiếm54
  • Khách viếng thăm251
  • Hôm nay22,334
  • Tháng hiện tại564,557
  • Tổng lượt truy cập19,378,686
Slide web CDC 1 2023 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây